TIN TỨC MỚI
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cloud computing. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cloud computing. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Cloud computing là gì

Thuật ngữ “cloud computing” ra đời giữa năm 2007 không phải để nói về một trào lưu mới, mà để khái quát lại các hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã và đang diễn ra từ mấy năm qua.

Quan niệm này có thể được diễn giải một cách đơn giản: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ… sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần.



Như vậy, cloud computing chỉ là khái niệm hoàn chỉnh cho một xu hướng không mới bởi nhiều doanh nghiệp hiện không có máy chủ riêng, PC chỉ cài một số phần mềm cơ bản còn tất cả đều phụ thuộc vào cloud. Chẳng hạn, họ đăng ký dịch vụ hosting cho website công ty, thuê công cụ quản lý doanh thu từ Salesforce.com, lấy dữ liệu khảo sát thị trường từ tổ chức Survey Monkey… Và tất nhiên, họ dùng Google để tìm kiếm, phân tích, chia sẻ và lưu trữ tài liệu.

Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung sản xuất bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thay họ. Google, theo lẽ tự nhiên, nằm trong số những hãng ủng hộ điện toán máy chủ ảo tích cực nhất bởi hoạt động kinh doanh của họ dựa trên việc phân phối các cloud (virtual server).

Tuy nhiên, mặt hạn chế là người dùng sẽ bị phụ thuộc vào công nghệ mà nhà cung cấp đưa ra cho họ, khiến cho sự linh hoạt và sáng tạo giảm đi. Cloud computing có nguy cơ lặp lại khiếm khuyết của mô hình điện toán cũ: các công ty sở hữu những hệ thống máy tính trung ương lớn (cloud) và mọi người sẽ kết nối với chúng qua các trạm. Người sử dụng cảm thấy bức bối vì chỉ có quyền thực hiện những việc trong phạm vi nhà quản trị cho phép nên không thể bắt kịp cải tiến mới nhất. Trước tình hình đó, máy tính cá nhân ra đời và phát triển như là cuộc “phản kháng” đối với sự độc tài của mô hình điện toán trung tâm (nổi tiếng nhất là IBM mainframe).

Nhưng điện toán “đám mây” hiện mở hơn rất nhiều và quan trọng hơn, đây là giải pháp giá rẻ của các doanh nghiệp cũng như sự lựa chọn hàng đầu cho những ai thường xuyên phải đi xa nhưng không có laptop riêng. Ngay cả những hãng có năng lực tài chính cũng đánh giá cao xu hướng này, như Coca-Cola gần đây đã ký thỏa thuận đưa tất cả tài khoản e-mail của họ (khoảng 75.000) lên dịch vụ trực tuyến Microsoft Exchange Online.

Nguồn maychuao.com.vn
Read more ...

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Tìm hiểu về CloudLinux OS

CloudLinux OS là hệ điều hành *nix thương mại đầu tiên được thiết kế để phục vụ chủ yếu dành cho các nhà cung cấp trong lĩnh vực dịch vụ hosting, lưu trữ website (HP). Với việc sử dụng công nghệ LVE (Lightweight Virtual Environments) đã tạo ra một bước đột phá mới trong vấn đề quản lý tài nguyên máy chủ cũng như tài nguyên đối với từng tài khoản hosting trên máy chủ.



Trong trường hợp một số tài khoản hosting có hiện tượng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) hoặc việc mã nguồn chiếm quá nhiều tài nguyên để xử lý có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy chủ thì với LVE của CloudLinux OS sẽ là một công cụ tuyệt vời, giúp hạn chế những tài khoản có chiều hướng gây quá tải, làm giảm thiểu khả năng gây ảnh hưởng đến sự vận hành chung của hệ thống mà vẫn đảm bảo hoạt động ổn định thông suốt cho các khách hàng khác trên cùng hệ thống máy chủ.

Mô hình hosting chia sẻ truyền thống

Mô hình LVE của CloudLinux OS
Những ưu điểm khi sử dụng bản quyền CloudLinux:

Tăng cường bảo mật cho máy chủ cũng như những tài khoản trên máy chủ.
Tăng hiệu suất và sự ổn định cho máy chủ.
Giảm thiểu chi phí hỗ trợ và nhân sự cho việc quản lý máy chủ.
Giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động (downtime) của máy chủ do quá tải.
Chủ động trong vấn đề quản lý tài nguyên sử dụng đối với từng tài khoản.
Đảm bảo chất lượng dịch vụ và tăng thêm lượng khách hàng.
Cập nhật nhanh chóng các bản vá lỗi, lỗi bảo mật.
Tính tương thích:

CloudLinux OS tương thích với hầu hết những phần mềm, phần mềm quản lý hosting

Đặc điểm nổi bật khác:

Kernel được giới hạn dựa trên tài nguyên có sẵn và không tính thêm phí.
Nhật ký thống kê tài nguyên sử dụng của từng tài khoản.
Công cụ theo dõi thực trạng tài nguyên đang sử dụng dành cho người quản trị.
Tương thích sử dụng các gói RPM từ CentOS, Red Hat…
Dễ dàng chuyển đổi giữa các hệ điều hành CloudLinux, CentOS, Red Hat…
Việc cài đặt cấu hình CloudLinux rất dễ dàng và nhanh chóng kể cả với những máy chủ hiện đang hoạt động hoặc thiết lập trên một máy chủ mới. Chuyển đổi từ CentOS hoặc RHEL chỉ trong vòng 5 phút và bạn có thể bắt đầu trải nghiệm tức thì những hiệu quả mang lại từ công nghệ LVE của CloudLinux.

Có thể bạn quan tâm: Thuê VPS giá rẻ

Nguồn maychuao.com.vn
Read more ...

Nên xây dựng hạ tầng Cloud Computing cho doanh nghiệp Việt Nam theo xu hướng nào?

Cloud Computing (Điện toán đám mây) đã được nhắc tới nhiều, báo chí cũng tốn nhiều giấy mực để PR về mô hình/xu hướng/công nghệ Cloud Computing .
Bạn có thể search google với cụm từ trên sẽ ra khá nhiều kết quả tìm kiếm thông tin liên quan tới Cloud Computing. Trong chủ đề này tôi ko nhắc tới khái niệm Cloud Computing nữa mà muốn cùng các bạn trao đổi, tiếp cận, triển khai, mang Cloud Computing ứng dụng thực tế vào doanh nghiệp của bạn.



Vậy, ở Việt Nam những doanh nghiệp có thể tiếp cận Cloud Computing theo hướng nào ?

Để không phức tạp hóa vấn đề, tôi tạm đề xuất có 2 hình thức tiếp cận :


1. Sử dụng lại dịch vụ Cloud Computing của 1 nhà cung cấp dịch vụ , Ví dụ : bạn có thể sử dụng Office 365 của Microsoft thay vì phải trang bị/triển khai phần mềm Office cho từng máy trạm trong công ty. Office 365 là một ví dụ đơn giản nhất về ứng dụng mô hình Cloud Computing. Ngoài ra Microsoft còn cung cấp cho bạn các dịch vụ khác như Exchange Server, SharePoint Server, SQL Server Azure, … dựa trên Cloud –> do vậy bạn ko cần phải đầu tư hạ tầng Hardware/software, triển khai tích hợp, bảo trì hệ thống nữa . Những dịch vụ như thế này có thể tạm hiểu là những Public Cloud .

2. Tự thiết lập Cloud riêng (Private Cloud) để cung cấp dịch vụ cho người dùng cuối theo nhu cầu sử dụng .

Ví dụ đơn giản nhất cho trường hợp này là cung cấp Hạ tầng như một dịch vụ (IaaS – Infrastructure as a service) cho người dùng cuối .

Giả sử công ty bạn có nhiều bộ phận phát triển phần mềm : Java Team, .NET Team, Oracle Form Report Team, Team Tester khác nhau, … họ thường xuyên có nhu cầu sử dụng những Server (Virtual Server) với những OS Server khác nhau, resouce (RAM, CPU, HardDisk, Network) khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích công việc khác nhau. Nếu như một ngày có khoảng 50 request cho IT Manager/System Admin về việc cần phải chuẩn bị Server cho họ, 10-15 request về việc thu hồi Server, 5-10 request liên quan tới điều chỉnh tài nguyên server (tăng CPU,RAM, …) … –> bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để đáp ứng được tất cả những request trên.

==> Vấn đề đặt ra là : làm sao để tất cả mọi người ở các bộ phận khác nhau có thể tự phục vụ những request của mình một cách nhanh nhất – đơn giản nhất ? Họ (những người dùng cuối) chỉ cần thao tác vài cái Click chuột là có luôn một loạt những Server cần thiết, nào thì SQL Server, MySQL Server, Linux Apache Server, Web IIS Server, … thậm chỉ cả địa chỉ IP/Server Name họ cũng không cần phải set nữa …. ==> Private Cloud giải quyết được bài toán này !

Có thể bạn quan tâm: Thuê VPS chất lượng giá rẻ tại đâu?

Những giải pháp nào để xây dựng Private Cloud ? và cụ thể triển khai từng bước cho nó như thế nào ?

Trong bài này tôi xin giới thiệu một số giải pháp để xây dựng Private Cloud của một số nhà cung cấp bao gồm một số tên tuổi lớn như : VMware, IBM, Dell, Microsoft.

Tât cả các sản phẩm đều có giá trị, và đáp ứng được các nhu cầu của một số phân khúc khách hàng nhất định.

Danh sách các giải pháp xây dựng Private Cloud :

VMware

VMware vCloud Driector

VMware vCloud Request Manager

VMware vCenter Chargeback (Nếu bạn muốn tính phí để làm dịch vụ cho thuê)

IBM

IBM Tivoli Service Automation Manager

IBM Service Delivery Manager

IBM CloudBurst

DELL

VIS Sefl-Service Creator

VIS Director

VIS Integration Suites

Microsoft

SCVMM 2012 (System Center Virtual Machnine Manager) : Microsoft cũng vừa mới ra mắt bản beta của SCVMM2012

http://www.microsoft.com/systemcenter/en/us/virtual-machine-manager/vm-vnext-beta.aspx

Các thành phần hạ tầng khác như SAN Storage, Network dành cho Private Cloud hay phân tích đi sâu vào giải pháp Private Cloud của VMware tôi sẽ trao đổi trong một bài viết riêng vào dịp khác.

Nguồn maychuao.com.vn
Read more ...

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Xu hướng điện toán máy chủ ảo hiện nay là gì?

Đang có một sự thay đổi lớn trong cách thức sử dụng phần mềm và khả năng điện toán của doanh nghiệp khi ngày càng có nhiều công ty chuyển sang dùng các ứng dụng trên web.

Sáu tháng trước, chỉ có một số nhân viên của Công ty Sanmina – SCI bắt đầu dùng Google Apps cho những công việc như nhận và gửi e-mail, xử lý văn bản, lập thời gian biểu cho các cuộc hẹn. Giờ đây, hầu hết 1.000 nhân viên tại công ty sản xuất hàng điện tử này lên mạng để dùng Google Apps thay cho các công cụ tương ứng của Microsoft.


Manesh Patel, Giám đốc công nghệ thông tin (CNTT) tại Sanmina – SCI, nói: “Chúng tôi có những nhóm dự án làm việc ở phạm vi toàn cầu và để giúp họ cộng tác có hiệu quả, chúng tôi dùng Google Apps”. Ông Patel dự báo số người sử dụng Google Apps trong ba năm tới có thể tăng lên 10.000 người, chiếm 25% tổng số nhân viên của công ty.

Sanmina – SCI, một công ty tại San Jose (Mỹ) có doanh thu hằng năm 10,7 tỷ đô-la Mỹ và Google – nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm – đang đi đầu trong sự thay đổi ở cách thức các công ty sử dụng phần mềm và điện toán trong công việc.

Một loạt nhà cung cấp, bao gồm Amazon, Salesforce.com, IBM, Oracle và Microsoft, đang giúp các khách hàng doanh nghiệp làm mọi chuyện qua Internet, từ việc lưu trữ trên máy chủ cho đến phần mềm giúp quản lý mối quan hệ với khách hàng.

Những công nghệ cho phép thực hiện những công việc điện toán của một công ty ở một nơi nào đó xa xôi – thay vì trên máy tính để bàn, thiết bị cầm tay hay máy chủ của công ty – được gọi chung là công nghệ điện toán máy chủ ảo (cloud computing) và chúng đang thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp Mỹ.

Điện toán máy chủ ảo là gì?

Điện toán máy chủ ảo là một trong những thuật ngữ được nói đến nhiều hiện nay. Tuy nhiên, theo tạp chí Computerworld, nếu hỏi năm chuyên gia CNTT bất kỳ về định nghĩa của công nghệ này, bạn có thể sẽ nhận được năm câu trả lời khác nhau. Điều này một phần là do điện toán máy chủ ảo được xem là bước tiến triển mới và rộng nhất của một xu hướng đã phát triển trong những năm qua. Điện toán máy chủ ảo là sự kế thừa của những công nghệ trước đây như điện toán mạng lưới (grid computing), điện toán theo yêu cầu (utility computing), ảo hóa (virtualization), bó (clustering)… Mười năm trước, bạn cần phải mua và cài phần mềm nếu muốn sử dụng máy tính cá nhân. Giờ đây, điện toán máy chủ ảo cho phép người sử dụng truy xuất các chương trình và nguồn tài nguyên trên Internet như thể chúng ở trên máy tính của họ.

Về mặt định nghĩa, Computerworld cho rằng điện toán máy chủ ảo mô tả một hệ thống nơi người sử dụng có thể kết nối với một mạng rộng lớn của các nguồn tài nguyên điện toán, dữ liệu và máy chủ nằm ở đâu đó bên ngoài, thường là trên Internet, thay vì nằm trên máy của người sử dụng, mạng cục bộ hay một trung tâm dữ liệu nào đó. Trong khi đó, tạp chí BusinessWeek cho rằng thuật ngữ này bao trùm nhiều lĩnh vực của công nghệ, gồm lĩnh vực phần mềm hoạt động như một dịch vụ, lĩnh vực phần cứng hoạt động như một dịch vụ… Tất cả những dịch vụ điện toán máy chủ ảo này đều có điểm chung là chúng được phân phối từ những trung tâm dữ liệu khổng lồ đến khách hàng có yêu cầu thông qua Internet.

Kỷ nguyên “điện toán máy chủ ảo” không còn xa?

Những động thái gần đây của một số “đại gia” công nghệ cho thấy dấu hiệu chúng ta sắp tiến vào kỷ nguyên điện toán máy chủ ảo. AT&T là công ty mới nhất nhảy vào lĩnh vực này bằng cách tung ra dịch vụ AT&T Synaptic Hosting cung cấp kết nối máy tính và lưu trữ cho khách hàng doanh nghiệp. Trong khi đó, Verizon Communications Inc. nói có kế hoạch tham gia thị trường này vào nửa đầu năm 2009. Gần đây, Yahoo, Intel và Hewlett Packard vừa tuyên bố lập liên minh để thúc đẩy công nghệ điện toán máy chủ ảo. Trước đó, vào đầu năm nay, Google và IBM cũng hợp tác với cùng mục đích như trên.

Vào đầu tháng Tám, IBM cho biết sẽ chi 360 triệu đô-la Mỹ cho một trung tâm dữ liệu điện toán máy chủ ảo tại North Carolina (Mỹ), nâng số lượng trung tâm của IBM lên con số chín trên khắp thế giới. Dell cũng đang nhắm vào thị trường này. Hãng sản xuất máy tính này đang cung cấp sản phẩm cho một số nhà cung cấp dịch vụ điện toán máy chủ ảo lớn nhất thế giới và các công ty web 2.0 như Facebook, Microsoft, Amazon và Yahoo. Ông Michael Dell, Tổng giám đốc điều hành Dell, nói: “Chúng tôi tạo ra một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới, tạo những sản phẩm theo ý muốn của những khách hàng này. Hiện lĩnh vực này chỉ mới trị giá vài trăm triệu đô-la Mỹ. Nhưng vài năm nữa nó sẽ là ngành kinh doanh hàng tỷ đô-la”.

Microsoft, một trong những khách hàng của Dell, xem điện toán máy chủ ảo là một trong năm ưu tiên của năm tài chính 2009. Phiên bản điện toán máy chủ ảo của Microsoft – gọi là Software-plus-Services – được thiết kế để cho phép khách hàng chọn sử dụng phần mềm truyền thống hay các dịch vụ phần mềm hay kết hợp dùng cả hai. Trong một thư báo gửi nhân viên gần đây, ông Steve Ballmer, Tổng giám đốc điều hành Microsoft, hứa hẹn rằng họ sẽ nghe nói đến các sáng kiến về nền tảng điện toán máy chủ ảo trong phiên bản kế tiếp của những công nghệ “Live” và “Online” dự kiến được giới thiệu vào tháng 10 năm nay.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa ưa chuộng

Về phía doanh nghiệp, một số nhà phân tích cho rằng điện toán máy chủ ảo thể hiện một sự thay đổi lớn trong cách thức họ thực hiện các công việc điện toán. Trong một báo cáo vào tháng Năm năm nay, hãng Merrill Lynch dự báo trong vòng năm năm tới, thị trường toàn cầu thường niên cho điện toán máy chủ ảo sẽ tăng lên 95 tỷ đô-la Mỹ. Hãng này ước tính rằng 12% thị trường phần mềm thế giới sẽ đi vào lĩnh vực này trong năm năm ấy. Các đại gia máy tính như IBM, Dell và Hewlett Packard đang di chuyển mạnh mẽ theo xu hướng này. Trong khi đó, theo một cuộc khảo sát mới của Goldman Sachs, 9% giám đốc CNTT được hỏi cho biết có kế hoạch sử dụng thêm các dịch vụ phần mềm của Microsoft trong năm nay.

Trong lúc các công ty lớn vẫn còn do dự thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đổ xô dùng những dịch vụ dựa trên công nghệ điện toán máy chủ ảo. Một báo cáo vào tháng 3-2008 của hãng tư vấn AMI Partners cho biết, 31% công ty cỡ vừa (có từ 100 đến 999 nhân viên) đang dùng những dịch vụ phần mềm vào thời điểm đó, tăng gấp đôi so với năm 2004. Sự gia tăng này xuất phát từ nhu cầu về những giải pháp CNTT dễ sử dụng và duy trì từ những công ty có hạ tầng và ngân sách hạn chế. Ngoài dịch vụ phần mềm, các công ty nhỏ và vừa còn có một loạt lựa chọn khác, như dịch vụ phần cứng. Riêng Salesforce.com còn cung cấp một dịch vụ – gọi là Force.com – cho phép phát triển các ứng dụng kinh doanh trên Internet mà không cần phải lo lắng đến vấn đề phần cứng và phần mềm.

Tại công ty Sanmina-SCI, việc thúc đẩy tính phát minh sáng tạo là một trong những động cơ khiến họ đầu tư vào Google Apps. Ông Patel nói: “Một trong những chiến lược để duy trì khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu là phải biết phát minh sáng tạo khi chúng tôi làm việc với những khách hàng hay nhà cung cấp khác nhau. Tiết kiệm chi phí cũng là một lý do khác. Phí sử dụng phiên bản Google Apps dành cho doanh nghiệp là 50 đô-la Mỹ/người sử dụng/năm, thấp hơn nhiều so với việc sử dụng bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office”. Theo ông Patel, Google Apps dù không đầy đủ tính năng như Microsoft Office, nhưng bù lại chương trình đã thúc đẩy khả năng cộng tác của các nhân viên hoạt động rải rác khắp thế giới.

Nỗi lo về sự ổn định và bảo mật

Điều mà nhiều giám đốc CNTT vẫn còn lo ngại về các dịch vụ dựa trên công nghệ điện toán máy chủ ảo chính là tính ổn định và bảo mật. Vào tháng trước, dịch vụ lưu trữ Simple Storage Service (S3) của Amazon gặp trục trặc khiến nhiều công ty không thể truy cập dữ liệu của họ. Sự cố này nêu bật điểm yếu của việc các công ty phụ thuộc vào một trung tâm dữ liệu mà họ không thể trực tiếp kiểm soát được.

Trong khi đó, các công ty nhỏ có thể chấp nhận những trục trặc thỉnh thoảng của nhà cung cấp Amazon bởi đã hưởng những lợi ích mà dịch vụ của hãng mang lại, nhất là vấn đề chi phí. Peter Yared, Tổng giám đốc điều hành công ty iWidget, nói: “Những lợi ích mà các dịch vụ web của Amazon mang lại vượt trội những trục trặc thỉnh thoảng xảy ra”. Ông Yared ước tính, so với các dịch vụ cho thuê máy chủ truyền thống, chi phí dùng các dịch vụ web của Amazon rẻ hơn gấp bốn lần. Tuy nhiên, các công ty lớn hơn thường đòi hỏi một mức độ ổn định lớn hơn từ các dịch vụ họ sử dụng.

Ngoài ra, một số giám đốc CNTT cũng lo ngại về khả năng tuân thủ các quy định liên quan đến lĩnh vực của họ khi sử dụng các dịch vụ điện toán máy chủ ảo. Nik Simpson, một nhà phân tích tại Burton Group, nhận định : “Nhiều công ty có những vấn đề về việc tuân thủ quy định. Làm sao bạn có thể chứng minh được những gì mình đang làm là phù hợp với quy định khi chúng được thực hiện bên ngoài?”. Đây là những vấn đề ngăn các công ty dịch vụ tài chính sử dụng cơ sở hạ tầng điện toán máy chủ ảo.

Nguồn maychuao.com.vn
Read more ...

Tìm hiểu về Công nghệ đám mây (Cloud computing) - P2

Khái niệm, bản chất công nghệ đám mây (Cloud computing) không còn mới với giới công nghệ thông tin nhưng với người sử dụng, công nghệ này còn quá “mơ hồ bồng bềnh” như chính cái tên của nó.

Ông Dương Văn Thịnh, chuyên gia đang làm viêc tại Microsoft Việt Nam đã diễn giải sơ lược về công nghệ đám mây như sau.






Mô hình hoạt động của công nghệ đám mây. Ảnh: internet


Một cách hiểu đơn giản nhất về công nghệ đám mây?

Trước đây, để lưu trữ thông tin, giải pháp… cá nhân hay công ty phải có thiết bị lưu trữ (ổ cứng) hay máy chủ hoặc đi thuê máy chủ tại các trung tâm dữ liêu. Dù riêng hay thuê, người sử dụng đều biết thông tin đó được cất giữ ở địa chỉ cụ thể. Từ khi công nghệ đám mây ra đời, không ai biết nó được cất ở đâu, chỉ biêt nó lang thang đâu đó… trên trời! Cái tên “công nghệ đám mây” xuât phát từ đó. Hiện có hai mô hình về công nghê đám mây là riêng và công cộng. Mô hình “riêng” được hiểu là cung cấp dịch vụ trong nội bộ quốc gia, còn “công cộng” là cung cấp dịch vụ mang tính toàn cầu.

Công nghê đám mây sẽ thay đổi hành vi của người tiêu dùng như thế nào?

Với người sử dụng, mô thức tồn tại của công nghê đám mây là cho thuê các ứng dụng, giải pháp, phần mềm, cho thuê “kho” để lưu trữ dữ liệu. Sau khi trả môt khoản phí nào đó, người sử dụng sẽ được cấp mật mã đăng nhập vào địa chỉ web của nhà cung câp dịch vụ để mở các ứng dụng hay phần mềm nào đó. Với các dịch vụ tồn tại trên nền công nghê đám mây, người dùng sẽ không cần mua, tải về và cài đặt những phần mềm trên máy của mình như hiện nay chúng ta đang làm.

Khi nói về “đám mây”, nhiều người cho rằng, tốc độ băng thông internet sẽ được cải thiện đáng kể nhờ vào “đám mây” vô hình nào đó?

Chỉ đúng một nửa. Một nửa ở đây thuộc về nhà cung cấp dịch vụ vì họ phải nghĩ đến chuyện: thời điểm nào đó sẽ có nhiều khách hàng cùng truy cập vào một ứng dụng nào đó. Tiên liệu tình huông này, nhà cung câp dịch vụ phải băng thông phải đủ lớn. Còn về phía người sử dụng, công nghê trên sẽ không có cải thiện về tốc độ, dung lượng băng thông internet mà do đăng ký gói cước tốc độ tương ứng.

Lợi ích của công nghệ đám mây?

Một công ty sẽ có một máy chủ hoặc nhiều máy, tùy theo nhu cầu sử dụng. Như vậy, phải có một trung tâm điều khiển. Không chỉ tốn chi phí lương cho những ai làm việc tại trung tâm đó, còn tốn tiền để mua bản quyền phần mềm, mua sắm thiêt bị thay thế… Khi sử dụng công nghê đám mây, công ty sẽ tiêt kiệm một khoản tiền khá lớn vì phí sử dụng dịch vụ không bao giờ cao hơn phí mua bản quyền.

Cá nhân hoặc công ty (kể cả tập đoàn) có thể triển khai công nghệ đám mây để dùng riêng được không?

Về lý thuyêt là được nếu như có đủ tiền để đầu tư hệ thống công nghê. Ước tính, để xây dựng một trung tâm dữ liệu ứng dụng công nghê đám mây chỉ chạy những ứng dụng cơ bản, cần phải có ít nhât từ 5 – 7 triệu USD. Vì chi phí cao, cơ chế vận hành phức tạp nên các nhà phát triển chỉ khuyến khích các công ty công nghê có đủ tiền và đội ngũ nhân viên kỹ thuật làm đối tác để phát triển công nghệ đám mây.

Người ta đã nghĩ về công nghệ đám mây từ bao giờ?


Nếu nói chính xác là từ khi chiếc máy tính ra đời, đã nghĩ đến công nghê đám mây. Cách đây 10 năm, khái niệm công nghệ đám mây mới được đề cập trực tiếp. Từ năm 2005, công nghê đám mây đã được khai thác trên thế giới.

Còn tại Việt Nam, công nghệ đám mây đã được vận dụng như thế nào?

Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 7 công ty triển khai dịch vụ trên nền công nghê đám mây. Được biết, hiện có 3 công ty đã hoàn thiện hạ tầng công nghê. Sao Khuê chuyên cung câp giải pháp quản trị doanh nghiệp (ERP). VNTT (liên doanh giữa Becamex (Bình Dương), tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam – VNPT và ngân hàng phát triển và đầu tư Việt Nam – BIDV) sắp cung cấp giải pháp quản trị khách hàng (CRM). FPT sẽ nhắm vào việc cung cấp hạ tầng, dịch vụ dữ liệu…



Microsoft phát triển điện toán đám mây tại Việt Nam

Tập đoàn Microsoft (Mỹ) sẽ cung cấp một số sản phẩm điện toán đám mây cho thị trường Việt Nam vào cuối năm nay. Đây là kết quả ban đầu trong thỏa thuận hợp tác phát triển công nghệ điện toán đám mây của Microsoft, đã được hãng ký kết với tập đoàn FPT vào tháng 5.2010.

Thông tin trên đã được ông Dương Dũng Triều, Giám đốc điều hành FPT IS cho biết tại hội thảo “Hành trình tới công nghệ điện toán đám mây” do Microsoft Việt Nam tổ chức hôm 4.3 vừa qua tại TP.HCM.

Theo Công ty nghiên cứu thị trường Gartner, các doanh nghiệp đang tiến tới công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây để giảm tải việc quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và tập trung nhiều hơn vào chiến lược phát triển. Gartner dự đoán, đến năm 2012, sẽ có khoảng 80% trong 1000 doanh nghiệp được tạp chí Fortune bình chọn sẽ sử dụng những loại hình dịch vụ của công nghệ đám mây, 20% doanh nghiệp không sở hữu các tài sản hoặc hạ tầng CNTT.

Trao đổi tại cuộc hội thảo, ông Andrew Pickup – Tổng giám đốc tiếp thị Microsoft châu Á – Thái Bình Dương nhận xét, điện toán đám mây hiện là xu thế CNTT số 1 trên thế giới. Nó có thể giúp thúc đẩy phát triển ngành CNTT của Việt Nam và sẽ là một trong những mũi nhọn kinh tế quốc gia. Ông còn cho biết thêm, Microsoft đã đầu hơn 10 tỷ USD để phát triển điện toán đám mây. Hiện nay, có tới 40 triệu người đang sử dụng gói sản phẩm Microft Office 365.



Theo: (Khoa giáo / SGTT/TNO) - maychuao.com.vn
Read more ...

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Công nghệ “đám mây” là gì?

Hãy giả dụ bạn đang là giám đốc điều hành của một công ty lớn , trong số rất nhiều công việc bạn phải đảm đương có việc đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên của bạn được trang bị đủ thiết bị, cả phần cứng lẫn phần mềm để thực hiện công việc của họ.

Bạn ­không chỉ cần mua cho mỗi người một chiếc máy tính mà còn phải mua cả bản quyền phần mềmcùng toàn bộ các công cụ cần thiết khác. Chưa hết, mỗi khi thuê thêm người mới, bạn lại còn phải mua thêm phần mềm (nếu bản quyền phần mềm bạn đang dùng không cho phép thêm 1 người dùng nữa). Công việc căng thẳng quá mức khiến bạn không thể ngon giấc hằng đêm trên đống tiền của mình.

Một hệ thống “đám mây” điển hình

Nhưng đừng lo, đã có giải pháp cho những người bận rộn như bạn. Thay vì phải đi đến từng máy tính để cài từng bộ phần mềm, bạn chỉ cần tải một ứng dụng duy nhất. Ứng dụng này sẽ cho phép nhân viên đăng nhập vào một dịch vụ web có chứa toàn bộ những chương mình mà người đó cần cho công việc cua rminhf. Trong khi máy tính của một công ty khác ở cách đó hàng nghìn dặm có thể chạy mọi thứ, từ ứng dụng mail tới chương trình xử lý văn bản và phần mềm phân tích dữ liệu. Đây chính là công nghệ đám mây, một thứ có thể thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp máy tính.



Cô độc như một đám mây

Tuy công nghệ đám mây là một lĩnh vực khoa học máy tính mới nổi, nhưng ý tưởng này đã xuất hiện từ vài năm trước. Sở dĩ nó có cái tên ngộ nghĩnh như vậy là bởi các ứng dụng và dữ liệu đều tồn tại trong một “đám mây” gồm nhiều máy chủ web.


Trong một hệ thống tính toán “Cloud – mây,” sự phân công công việc có sự chuyển dịch đáng kể. Các máy tính địa phương không cần phải làm tất cả những việc nặng nhọc bằng ứng dụng của mình nữa. Thay vào đó mạng lưới máy tính làm nên “đám mây” sẽ quản lý việc này. Do vậy, yêu cầu về phần cứng và phần mềm bên phía người dùng cũng sẽ giảm đi. Thứ duy nhất mà máy tính người dùng cần có là phần mềm giao diện của hệ thống đám mây, một thứ cũng đơn giản như trình duyệt web, sau đó mạng lưới mây sẽ lo liệu mọi thứ còn lại.

Rất có thể chính bạn cũng đã sử dụng một dạng thức nào đó của công nghệ đám mây. Nếu bạn đang sở hữu một tài khoản email trên một dịch vụ mail trực tuyến như Hotmail, Yahoo! Mail hay Gmail thì bạn đã có kinh nghiệm trong việc làm việc với “đám mây.” Tức là thay vì phải chạy ứng dụng mail trên máy, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản email từ xa. Phần mềm mail và toàn bộ dữ liệu thư từ đều không được lưu lại trên PC của bạn – nó nằm trong đám mây của nhà cung cấp dịch vụ.

Nhưng điều gì làm nên một hệ thống mây? Hãy tìm hiểu trong phần tiếp theo.

Cấu trúc đám mây


Khi nói về một hệ thống mây, ta nên chia nó ra thành hai phần riêng biệt: mặt trước ( Front End ) vàmặt sau ( Back End ) kết nối với nhau qua một mạng , thường là mạng Internet. Mặt trước là máy tính người dùng, hay còn gọi là máy khách ( máy Client ) . Còn mặt sau chính là phần “đám mây” của hệ thống.

Mặt trước gồm có một máy tính Client và một ứng dụng cần cho việc truy cập hệ thống mây. Không phải tất cả các hệ thống mây đều sử dụng cùng một giao diện. Các dịch vụ như ứng dụng mail thì nằm ngay trong trình duyệt web như Internet Explorer hay Firefox. Còn các hệ thống khác thì có ứng dụng riêng giúp máy khách truy cập mạng lưới.



Máy chủ hầu như không bao giờ chạy hết công suất. Điều này đồng nghĩa với việc một lượng năng lượng xử lý sẽ bị lãng phí. Nhưng bạn có thể lừa máy chủ rằng thực ra bản thân nó gồm nhiều máy chủ, mỗi máy sử dụng một hệ điều hành độc lập. Công nghệ này mang tên ảo hóa máy chủ. Bằng cách tối đa hóa số lượng máy chủ cá nhân, công nghệ này sẽ giúp giảm nhu cầu về máy chủ thực tế.


Mặt sau của hệ thống bao gồm nhiều máy tính, máy chủ và hệ thống lưu trữ dữ liệu gộp thành “đám mây” các dịch vụ web. Về lý thuyết, một hệ thống mây có thể bao gồm bất kỳ chương trình nào, từ trình xử lý dữ liệu tới trò chơi điện tử. Thường thì mỗi ứng dụng sẽ có máy chủ riêng của nó.

Hệ thống được điều hành bởi một máy chủ trung tâm chuyên điều phối băng thông và câu lệnh máy khách gửi đến để đảm bảo mọi thứ diễn ra thuận lợi. Máy chủ này hoạt động theo một tập hợp các quy luật gọi là giao thức và sử dụng một loại phần mềm đặc biệt mang tên middleware. Middlewarecho phép các máy tính trong mạng liên lạc được với nhau.

Nếu một công ty quản lý công nghệ đám mây có quá nhiều khách hàng, họ sẽ phải đối phó với nhu cầu rất cao về không gian lưu trữ. Một số công ty cần đến vài trăm thiết bị lưu trữ số. Và để lưu được toàn bộ thông tin máy khách, các hệ thống mây cần ít nhất gấp đôi số lượng thiết bị lưu trữ đó để phòng trường hợp hỏng hóc. Một hệ thống mây cần copy lại toàn bộ thông tin máy khách rồi lưu nó vào các thiết bị khác. Bản copy này sẽ giúp máy chủ trung tâm truy cập được vào máy sao lưu để phục hồi dữ liệu trong trường hợp khó khăn.


Lưới, đám mây và tiện ích

Công nghệ đám mây có liên quan mật thiết tớicông nghệ lưới và công nghệ tiện ích. Trong một hệ thống lưới, một máy tính có thể truy cập và sử dụng tài nguyên trên tất cả các máy tính khác trong hệ thống. Còn trong một hệ thống mây thì điều này chỉ xảy ra với mặt sau của hệ thống. Công nghệ tiện ích là một mô hình kinh doanh trong đó một công ty trả tiền cho một công ty khác để được phép truy cập ứng dụng máy tính hoặc kho lưu trữ dữ liệu.


Vậy những ứng dụng nào có thể sử dụng công nghệ này? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo.

Ứng dụng đám mây

Thực ra ứng dụng của công nghệ đám mây là vô giới hạn. Chỉ cần có một middlewarephù hợp là một hệ thống mây có thể xử lý tất cả các chương trình như bất kỳ một máy tính bình thường nào khác. Tất cả các loại phần mềm, từ trình xử lý văn bản tới ứng dụng tin học tùy biến được thiết kế cho một công ty cụ thể nào đó đều có thể tự do hoạt động trong “đám mây.”


Các ông lớn về công nghệ đám mây

Một số công ty đang nghiên cứu công nghệ đám mây chính là những người khổng lồ trong ngành máy tính. Microsoft, IBM và Google đều đang đầu tư hàng triệu đôla vào việc nghiên cứu. Một số người còn nghĩ rằng Apple cũng sẽ tìm hiểu khả năng sản xuất phần cứng giao diện dành cho hệ thống công nghệ này.



Tại sao nhiều người lại muốn gửi gắm ứng dụng và dữ liệu của mình cho một hệ thống máy tính ngoài? Dưới đây là một trong số những lý do chính:

- Khách hàng muốn truy cập vào các ứng dụng và dữ liệu của mình từ mọi nơi và vào mọi thời điểm. Họ có thể truy cập vào hệ thống mây từ bất kỳ máy tính nào nối mạng Internet. Dữ liệu của họ không còn bị giới hạn trong ổ cứng nữa mà có thể mở rộng ra thậm chí ngoài mạng nội bộ công ty.

- Công nghệ này giúp giảm chi phí phần cứng, khách hàng không cần thiết phải lắp đặt những thiết bị đắt tiền, mua những chiếc máy tính nhanh nhất với bộ nhớ lớn nhất nữa, bởi hệ thống mây sẽ lo liệu mọi việc này cho bạn. Vì vậy bạn chỉ cần sắm cho mình một chiếc máy đầu cuối rẻ tiền gồm có một màn hình, một bàn phím, một chuột và vừa đủ khả năng xử lý để chạy phần mềm middleware mà thôi. Bạn cũng chẳng cần đến một ổ cứng lớn bởi bạn đã có hẳn một chiếc máy tính từ xa chuyên lưu dữ liệu cho mình.

- Các công ty hoạt động chủ yếu trên máy tính cần đảm bảo rằng họ đã trang bị đúng loại phần mềm cần thiết để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Hệ thống mây cho phép những công ty này tự do truy cập các ứng dụng cần thiets mà không cần mua bản quyền cả một bộ phần mềm cho từng nhân viên. Họ chỉ cần trả một lượng phí định kỳ cho công ty cung cấp dịch vụ đám mây mà thôi.

- Máy chủ và các thiết bị lưu trữ khác cũng rất tốn diện tích. Một số công ty thậm chí phải thuê chỗ chứa máy chủ bởi họ không có đủ không gian cần thiết. Với công nghệ đám mây, các công ty này đã có thể lưu dữ liệu trên thiết bị của người khác, chuyển gánh nặng về không gian lên mặt sau của hệ thống mây.

- Công nghệ đám mây giúp các công ty không phải chi tiền cho đội hỗ trợ IT. Theo lý thuyết thì cả những thiết bị phần cứng chuyên dụng cũng ít gặp vấn đề hơn so với một mạng lưới gồm những máy tính và hệ điều hành giống hệt nhau.

- Nếu mặt sau của hệ thống mây là một hệ thống lưới thì khách hàng còn tận dụng được toàn bộ khả năng xử lý của mạng lưới. Các nhà khoa học và nhà nghiên cứu vẫn thường phải làm việc với những phép tính phức tạp đến nỗi các máy tính đơn lẻ phải mất hàng năm trời mới giải quyết xong. Còn trên hệ thống lưới, người dùng chỉ cần gửi phép tính đó lên cho đám mây xử lý. Đám mây sẽ thu hút toàn bộ năng lượng xử lý của các máy tính sẵn có ở mặt sau, từ đó đẩy nhanh quá trình tính toán.


Vẫn như ngày xưa

Công nghệ đám mây có thể biến máy tính gia đình thành những giao diện đầu cuối đơn giản. Xét từ một khía cạnh nào đó thì đây thực ra là một bước lùi. Bởi các máy tính “cổ xưa” thường có thiết bị đầu cuối nối dây. Mỗi máy đầu cuối có một màn hình và một bàn phím, nhưng chỉ có vai trò làm giao diện cho máy tính chính. Bạn không thể lưu thông tin trên máy đầu cuối nội bộ được.


Tuy những lợi ích của công nghệ đám mây có vẻ rất thuyết phục, nhưng liệu nó có bất lợi gì không? Hãy đến với phần tiếp theo.

Những lo ngại xung quanh công nghệ đám mây

Có lẽ mối lo lớn nhất của người dùng đối với công nghệ đám mây chính là tính an ninh và riêng tư. Nhiều người không dám giao phó những dữ liệu quan trọng cho một công ty khác. Các giám đốc điều hành cũng ngần ngại khi đề cập đến công nghệ đám mây bởi khi đó họ không thể bảo vệ thông tin mật của mình bằng két sắt và chìa khóa được.

Tuy nhiên, nhiều người phản đối quan điểm này cho rằng các công ty cung cấp dịch vụ đám mây tồn tại nhờ danh tiếng của họ. Việc đảm bảo sự an toàn cho khách hàng đã làm nên lợi nhuận cho những công ty này. Nếu không họ sẽ mất tất cả khách hàng đang có. Khi sử dụng những công nghệ tối tân nhất để bảo vệ dữ liệu khách hàng, các công ty cung cấp đang bảo vệ lợi ích của chính mình.



Nhưng vấn đề riêng tư lại là chuyện khác. Nếu một khách hàng có thể đăng nhập vào ứng dụng và dữ liệu của mình từ bất cứ địa điểm nào thì cũng rất có thể tính riêng tư của họ cũng không còn nữa. Và các công ty cung cấp dịch vụ đám mây cần tìm cách để bảo vệ sự riêng tư cho khách hàng. Một trong số những cách này là sử dụng công nghệ nhận dạng như username và password, hoặc dùng định dạng cấp phép – mỗi người dùng chỉ được phép sử dụng các dữ liệu và ứng dụng liên quan đến công việc của mình.


Cẩn thận, bạn đang bị theo dõi!

Giới tin tặc thường dùng một số cách đột nhập có thể khiến những công ty sử dụng “đám mây” hết sức đau đầu. Một trong số các cách này làkey logging (theo dõi bàn phím). Một chương trình key logging sẽ ghi lại toàn bộ những gì người dùng đã gõ từ bàn phím. Vì thế nếu cài được chương trình key logging lên máy tính nạn nhân, tin tặc có thể biết được nạn nhân đã gõ username và password nào. Tất nhiên, nếu máy tính của người dùng chỉ là một chiếc máy đầu cuối đã được phân luồng, tin tặc sẽ không thể cài được chương trình này.


Một số câu hỏi liên quan đến công nghệ đám mây lại mang đầy tính triết lý, như: liệu người dùng hoặc công ty đăng ký dịch vụ đám mây có được sở hữu dữ liệu không? Hay chính công ty cung cấp dịch vụ mới là người sở hữu chúng? Liệu một hãng cung cấp “mây” có quyền không cho khách hàng đăng nhập vào chính dữ liệu của mình hay không? Nhiều công ty, hãng luật và trường đại học đang tranh cãi sôi nổi về vấn đề này cũng như nhiều câu hỏi khác liên quan tới công nghệ đám mây.

Và liệu công nghệ đám mây sẽ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác như thế nào? Ngay trong giới IT nhiều người cũng đang lo ngại về tác động của công nghệ đám mây lên ngành sửa chữa và bảo trì máy tính. Còn nếu một công ty chuyển sang sử dụng hệ thống máy phân luồng, nhu cầu về IT của họ cũng giảm đi. Theo một số chuyên gia trong ngành thì nhu cầu việc làm IT có thể sẽ chuyển sang mặt sau của hệ thống mây.


Hệ thống máy tính tự trị

Trong cộng đồng khoa học máy tính có tồn tại một lĩnh vực nghiên cứu mang tên công nghệ tự trị. Hệ thống máy tính tự trị có khả năng tự quản lý và tự tiến hành những biện pháp cần thiết để ngăn chặn và khắc phục vấn đề. Hiện tại hệ thống này vẫn đang ở dạng lý thuyết. Nhưng nếu nó trở thành thực tế, rất nhiều nhân viên bảo trì máy tính sẽ mất việc.

Nguồn maychuao.com.vn
Read more ...

Tìm hiểu những đặc tính của Cloud Computing Service

1. Giới thiệu

Với những lo ngại chung về: “độ tin cậy, quyền sở hữu, tính riêng tư, bảo mật, . . . đối với “Cloud Computing Service”, trong khuôn khổ bài này, chúng tôi sẽ tổng hợp đặc tính, thuận lợi, khó khăn khi dùng Cloud Computing Service.

Nhiều ý kiến lo ngại rằng, Cloud Computing có thể sẽ lại trở thành độc tài như mô hình điện toán trung tâm (main frame) trước đây, các công ty thiết lập các hệ thống main frame tương tự như cloud hiện nay, người dùng kết nối với chúng qua các trạm. Người dùng chỉ được thực hiện những việc trong phạm vi hệ thống máy tính trung tâm cho phép, máy tính cá nhân ra đời như là sự đáp trả “sự độc tài” của main frame. Nhưng Cloud Computing mở hơn, quan trọng hơn, giá rẻ hơn, . . . như vậy rất tiện lợi cho các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động vì giảm chi phí.

Để trả lời ngắn gọn câu hỏi:”Cloud Computing có thật sự hữu ích cho một tổ chức, công ty hay không?” chúng ta phải xem xét: quy mô, hình thức hoạt động, . . . đặc biệt nếu dữ liệu là vô cùng quan trọng đối với họ, chắc hắn người ta sẽ xây dựng một hệ thống lưu trữ riêng và nó được vận hành như hệ thống lưu trữ của các ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp nhỏ mà dữ liệu không quan trọng lắm, Cloud computing sẽ là giải pháp tối ưu do họ không phải chi phí đầu tư, quản lý, bảo trì, vận hành hệ thống lưu trữ.
2. Đặc tính của Cloud Computing Service
Cloud Computing có năm tính chất nổi bật so với mô hình truyền thống.



Hình 1. NIST Visual Model of Cloud Computing Definition
2.1. Khả năng co giãn (Rapid elasticity)

Một đặc tính nổi bật của Cloud Computing là khả năng tự động mở rộng hoặc thu nhỏ hệ thống theo yêu cầu người dùng (hệ thống sẽ tự mở rộng hoặc thu hẹp bằng cách thêm hoặc giảm bớt tài nguyên).

Một người dùng ký hợp đồng thuê một Server gồm 4 CPU. Nếu lượng truy cập thấp chỉ cần 1 CPU là đủ, khi đó hệ thống quản lý của nhà cung cấp dịch vụ sẽ tự ngắt bớt 3 CPU, người dùng không phải trả phí cho 3 CPU nói trên và chúng được đưa sang phục vụ người dùng khác. Đến khi nhu cầu tăng tức là lượng truy cập tăng, hệ thống ngay lạp tức sẽ tự động thêm CPU vào, nếu nhu cầu vượt quá 4 CPU thì người dùng trả phí theo hợp đồng đã ký với nhà cung cấp cloud computing service.

Khả năng co giãn nhanh và linh hoạt giúp cho nhà cung cấp dịch vụ cloud computing service tận dụng tài nguyên dư thừa phục vụ được nhiều khách hang, người dùng giảm chi phí vì họ chỉ phải trả tiền cho những tài nguyên thực sự dùng.
2.2. Dịch vụ theo nhu cầu (On-demand self-service)

Người dùng gửi yêu cầu thông qua trang web cung cấp dịch vụ, hệ thống của nhà cung cấp sẽ đáp ứng để người dùng có thể tự phục vụ như: tăng – giảm thời gian sử dụng server và dung lượng lưu trữ, … mà không cần phải trực tiếp yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ, tức là mọi nhu cầu khách hàng đều được xử lý trên internet.
2.3. Truy xuất diện rộng (Broad network access)

Cloud Computing Service là tập hợp các dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) được cung cấp thông qua môi trường internet, ở đó người dùng thích dịch vụ gì thì dùng dịch vụ ấy, dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, được lựa chọn những dịch vụ tốt nhất ở bất cứ đâu ào bất cứ lúc nào. Như vậy người dùng có kết nối internet là có thể sử dụng dịch vụ, Cloud Computing Service không yêu cầu người dùng phải có khả năng xử lý cao, người dùng có thể truy xuất bằng các thiết bị di dộng như điện thoại, PDA, laptop.
2.4. Dùng chung tài nguyên và điều tiết dịch vụ

Nhà cung cấp dịch vụ cho phép người dùng dùng chung tài nguyên do họ cung cấp dựa trên mô hình “multi-tenant”, tài nguyên được phân phát rất linh hoạt tùy theo nhu cầu của người dùng. Khi nhu cầu của một người dùng nào đó giảm xuống, lập tức phần tài nguyên dư thừa sẽ được phục vụ cho người dùng khác. Nếu một người dùng 4 CPU từ 7 – đến 11 giờ hàng ngày, một người dùng khác thuê 4 CPU tương tự 13 giờ đến 17 giờ hàng ngày thì họ có thể dùng chung 4 CPU đó (Hình 2).




Hình 2. Tài nguyên dùng chung

Cloud Computing Service dựa trên công nghệ ảo hóa, tài nguyên ở đây đa phần là tài nguyên ảo, chúng được cấp phát linh hoạt tùy theo nhu cầu (động) của từng người dùng khác nhau, nhà cung cấp dịch vụ có thể phục vụ nhiều người dùng hơn so với cách cấp phát tài nguyên (tĩnh) truyền thống.

Hệ thống Cloud Computing Service tự động kiểm soát và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên bao gồm: dung lượng lưu trữ, đơn vị xử lý, băng thông, …. Lượng tài nguyên sử dụng có thể được theo dõi, kiểm soát và báo cáo một cách minh bạch cho cả hai phía nhà cung cấp dịch vụ và người dùng.

3. Những khó khăn

3.1. Data lock-in


Ngày nay, khả năng tương tác giữa các nèn tảng khác nhau của các phần mềm đã được cải thiện, nhưng các hàm API (Application Programming Interface) của Cloud Computing vẫn chưa được chuẩn hóa nên nếu một người dùng viết một ứng dụng trên nền tảng của nhà cung cấp dịch vụ thì ứng dụng đó không thể chạy được trên nền tảng của nhà cung cấp dịch vụ khác. Như vậy người dùng phụ thuộc nhà cung cấp dịch vụ là điều bất lợi.

Nếu các các nhà cung cấp Cloud Computing Service cùng nhau chuẩn hóa API, người dùng có thể phát triển ứng dụng trên nền tảng của nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Nếu hệ thống cung cấp dịch vụ nào đó gặp sự cố thì dữ liệu người dùng không mất vì nó đã nằm đâu đó trên hệ thống của các nhà cung cấp dịch vụ khác. Nếu như cách này được thực hiện, chắc chắn sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh về giá, đến đây khi lựa chọn dịch vụ người ta phải cân nhắc:

Thứ nhất, chất lượng dịch vụ tương xứng với giá mà người sử dụng trả cho nhà cung cấp dịch vụ, dù đắt người ta vẫn dùng, tức là “đắt xắt ra miếng”.

Thứ hai, giảm data lock – in và chuẩn hóa các API sẽ dẫn đến khả năng: “cơ sở hạ tầng, phần mềm có thể chạy trên private cloud hoặc public cloud”.

Khi người dùng lưu trữ dữ liệu trên hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ, câu hỏi đặt ra là: có gì đảm bảo dữ liệu an toàn, không rò rỉ? Về mặt công nghệ, hiện nay vẫn chưa có cách nào hiệu quả để giải quyết vấn đề trên, do đó người dùng thường chỉ lựa chọn những nhà cung cấp lơn và có uy tín.

3.2. Bảo mật và kiểm tra dữ liệu
Như đã nói ở trên, dữ liệu lưu trên cloud có an toàn không? Nhưng chắc chắn xác suất bị người khác khác truy xuất rất cao, đây thực sự là một thách thức trong bảo mật dữ liệu. Trước hết người dùng phải mã hóa dữ liệu trước khi đưa lên cloud để lưu trữ, khi sử dụng tất nhiên phải giải mã trên PC của họ. Người dùng ghi nhận thông tin hệ thống đã sử lý cùng với sử dụng các hệ điều hành ảo khi cung cấp dịch vụ IaaS sẽ làm cho ứng dụng của mình khó bị tấn công hơn.

Ngoài ra, bảo mật dữ liệu phụ thuộc con người, luật bảo vệ người dùng cloud computing service, nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ phải cho người dùng tùy ý lựa chọn vị trí lưu trữ và chịu trách nhiệm pháp lý bảo đảm dữ liệu của người dùng không bị rò rỉ, ngược lại phải bồi thường theo luật ra bên ngoài.

3.3. Tắc nghẽn trên đường truyền dữ liệu và hiệu quả PC

Có những ứng dụng khi bắt đầu chạy thì dữ liệu ít, càng về sau dữ liệu càng nhiều, có ứng dụng chạy trên Cloud và có thể lưu ở các vị trí khác nhau, khi chạy ứng dụng này phát sinh “vận chuyển dữ liệu giữa các data center”. Người dùng phải trả phí vận chuyển dữ liệu giữa các data center, ứng dụng chạy càng về sau thì chi phí này càng tăng lên, đây là điều phải cân nhắc.

Khi nhiều máy tính ảo cùng chạy, thì vấn đề chia sẽ về CPU hay bộ nhớ đạt hiệu quả cao, nhưng vấn đề giao tiếp IO của các máy ảo này gây ra nhiều vấn đề liên quan đến hiệu suất máy tính.




Hình 3. So sánh hiệu xuất chạy 72 máy ảo trên EC2 giữa các máy chia sẻ bộ nhớ (a) và máy chia sẻ ổ cứng (b)

Để giảm ảnh hưởng của việc truy xuất vào ổ cứng. Ta có thể dùng flash để hạn chế trong giảm hiệu suất này.
3.4. Nhu cầu lưu trữ người dùng

Mặc dù Cloud Computing đáp ứng linh hoạt nhu cầu lưu trữ của người nhưng lại gây khó khăn trong quản lý hệ thống lưu trữ, chẳng hạn một người sử dụng mua một khoảng dung lượng thì phải cung cấp cho người đó bao nhiêu là tối ưu, vừa đủ cho người dùng hay nhiều hơn yêu cầu, tăng độ phức tạp cấu trúc dữ liệu (cấu trúc dữ liệu làm sao hổ trợ vấn đề lưu trữ, vấn đề duyệt, vấn đề mở rộng…), hiệu suất truy xuất dữ liệu trong ổ cứng không cao (nếu phục vụ nhu cầu của người sử dụng thì hệ thống lưu trữ của mình có thể dễ bị hiện tượng phân mảnh trong lưu trữ).

Như vậy, làm sao tạo ra một hệ thống lưu trữ tiện lợi, đáp ứng vụ nhu cầu và khả năng lưu trữ của người sử dụng đang là vấn đề phức tạp phải giải quyết của các nhà cung cấp Cloud Computing Service.

4. Kết luận

Cloud Computing Service là một mô hình cung cấp dịch vụ hoàn toàn mới với nhiều ưu điểm so với dịch vụ truyền thống. Mặc dù đang phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Cloud Computing Service với khả năng co giãn linh hoạt, rất nhiều tiện lợi, rất rẻ đối với người dùng. Cho dù còn lo lắng về bảo mật, độ tin cậy đối với nhà cung cấp dịch vụ, . . . nhưng không thể phủ nhận xu thế phát triển tất yếu của Cloud Computing Service. Vì vậy, cần sớm sử dụng Cloud Computing Service nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội vàng.

TS. Chu Văn Vệ

(cnth theo thnh)
Read more ...

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Điện toán di động là xu hướng tiêu dùng năm 2015

Tổng giám đốc mới của Intel Việt Nam Mai Sean Cang vừa chia sẻ với báo chí một số tầm nhìn về các xu hướng công nghệ trong năm sau.

- Theo một báo cáo của hãng Morgan Stanley, đến năm 2015 việc sử dụng và truy cập Internet di động sẽ lớn hơn rất nhiều so với sử dụng Internet trên máy tính PC. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?

- Ta có thể dễ dàng nhận ra xu hướng sử dụng ngày càng nhiều thiết bị di động như các dòng điện thoại thông minh, máy tính bảng tablet dựa trên nền tảng web, hệ thống GPS, game video và thiết bị ứng dụng không dây trong gia đình… Với sự phát triển và cải tiến liên tục thiết bị di động, chúng ta có căn cứ để tin rằng, trong tương lai gần, máy tính truyền thống PC sẽ bị mất ưu thế so với thiết bị cá nhân di động nhỏ gọn, tiện ích và tích hợp đầy đủ chức năng của một chiếc máy tính.

Mọi người ngày càng có nhu cầu lớn hơn về việc trải rộng “sự hiện diện” của họ ở mọi nơi, mọi lúc với các thông tin được luân chuyển liên tục qua thiết bị cá nhân nhằm gia tăng tối đa sự tiện lợi và khả năng tương tác của họ với xã hội. Thiết bị di động vì thế sẽ là lựa chọn tốt hơn để thỏa mãn nhu cầu này.

Sự phát triển bùng nổ các giải pháp công nghệ dành cho thiết bị di động cũng là một trong những nhân tố góp phần tạo ra các thiết bị cầm tay nhỏ gọn, đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng thông tin và ứng dụng của người sử dụng.


Tổng giám đốc Intel Việt Nam Mai Sean Cang. Ảnh: Intel.


- Châu Á đang có vai trò gì trong sự phát triển của thị trường điện toán di động?

- Theo tôi, châu Á đang nổi lên như một trong những khu vực có tốc độ tiêu dùng sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) phát triển nhảy vọt so với thế giới, thể hiện ở mức độ sử dụng Internet và sản phẩm công nghệ, đặc biệt là các thiết bị di động, bao gồm cả điện thoại thông minh, máy tính xách tay và một dòng máy tính hoàn toàn mới vừa được giới thiệu ra thị trường với tên gọi ultrabook.

Theo một số báo cáo gần đây, lượng người sử dụng Internet ở châu Á đang chiếm khoảng 44% tổng số toàn cầu và số người sử dụng điện thoại di động của khu vực này thì chiếm 56% của thế giới. Trong khi đó, theo số liệu của IDC, riêng tại thị trường Việt Nam, trong quý III vừa qua, mảng thị trường máy tính xách tay cho người dùng cuối đã chứng kiến một mức tăng trưởng ngoạn mục lên tới 83% trong khi mảng thị trường máy tính xách tay cho doanh nghiệp tăng 18%.

Người dân châu Á ngày càng có điều kiện tiếp cận hơn với các sản phẩm công nghệ thông tin hiện đại. Theo một báo cáo của Nielsen, dự đoán đến năm 2015, số lượng người được xếp vào dạng “trung lưu” sẽ tăng gần gấp đôi, từ 570 triệu người lên 945 triệu người.

Riêng tại Việt Nam, tôi có thể chỉ ra một số yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng thị trường sản phẩm công nghệ thông tin, trong đó nổi bật nhất là: Giá sản phẩm nói chung giảm. Thu nhập trung bình của người dân Việt Nam có thể mua máy tính trong vòng 28 tuần so với 107 tuần của cách đây 10 năm. Riêng với thị trường máy tính, người dùng trong nước luôn có nhận định việc sở hữu chiếc máy tính là quan trọng bởi đó là cách thức tốt nhất để giúp con em họ trong việc học tập.

Vì thế, chúng ta không nên chỉ nhìn nhận châu Á, trong đó có Việt Nam, là trung tâm sản xuất, gia công các sản phẩm công nghệ, nơi hỗ trợ phát triển CNTT cho thế giới, mà cần coi đây là thị trường khổng lồ tiêu thụ các sản phẩm CNTT.

- Vậy theo ông, người tiêu dùng công nghệ sẽ mua gì trong năm 2012 ?

Với những nhận định trên, tôi tin dòng sản phẩm điện toán di động sẽ tiếp tục đón nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2012, trong đó, máy tính vẫn đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống số của mỗi người.

Hơn nữa, năm 2012 còn được nhận định sẽ là năm của dòng sản phẩm ultrabook cho người dùng phổ thông với những lợi thế như thiết kế mỏng hơn 1 inch và nhẹ, mạnh, thời gian khởi động nhanh.

- Việc ưu tiên sử dụng các thiết bị di động như một xu hướng tiêu dùng mới đang được thể hiện ra sao?

- Khả năng “tiêu dùng” và “tương tác” với thông tin mọi lúc, mọi nơi cũng như nhu cầu được chia sẻ, thảo luận những thông tin mà họ trải nghiệm được với những người xung quanh thông qua mạng xã hội đang trở thành một phần không thể thiếu của người tiêu dùng hiện đại. Tuy nhiên, theo một số cuộc khảo sát gần đây, PC và smartphone là các sản phẩm “bắt buộc phải có” trong khi đó netbook và máy tính bảng là các sản phẩm “có cho vui”.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả tiền cho những trải nghiệm khác biệt và sự tiện lợi bởi các giải pháp CNTT. Xu hướng này cũng cho thấy ranh giới ngày càng mờ đi giữa các loại thiết bị như notebook, máy tính bảng tablet và các thiết bị di động khi người tiêu dùng đang tự tạo ra những phương thức sử dụng riêng

Khi các thiết bị di động được ưu tiên sử dụng hơn để kết nối web, khái niệm online và offline ngày càng trở nên không thích hợp. Và điều đó mang đến một phương thức nhìn nhận mới về việc làm thế nào chúng ta sẽ hiểu về cách thức hòa nhập và trao đổi thông tin trong một bối cảnh nhất định về thời gian, không gian, và các mạng xã hội.

Sự phát triển của smart phone và nhiều phương tiện với tính năng sử dụng web sẽ dẫn đến việc các trò chơi trên mạng xã hội trở thành trải nghiệm di động mới cho người tiêu dùng. Thiết bị di động sẽ tích hợp các chỉ dẫn về bối cảnh trong thực tế và tăng gia ý thức về vị trí địa lý của người sử dụng vào một số trò chơi, bao gồm các ứng dụng “check-in” cho người sử dụng để thu nhận các điểm thưởng ảo.

Chức năng tự điều chỉnh và chuyển hướng sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong các sản phẩm CNTT tương lai và người tiêu dùng cần phải học cách để sử dụng nó nhiều hơn là chỉ ấn on/off.

- Xu hướng này sẽ có tác động gì đối với mô hình kinh doanh?

- Sự thay đổi tạo ra một cuộc cách mạng về phương tiện di động sẽ thúc đẩy việc sản xuất ngày càng nhiều hơn thiết bị di động. Quá trình tiêu thụ thông tin sẽ đòi hỏi nền tảng điện toán đám mây thông minh và các trung tâm dữ liệu hoạt động hiệu quả, bảo mật và quan trong là “nhận thức được khách hàng” để thích ứng với xu hướng và sự thay đổi ngày càng nhanh trong hành vi sử dụng CNTT của người tiêu dùng.

Để kiểm soát và vận hành được “dòng chảy” ngày càng mạnh của các ứng dụng, thông tin và yêu cầu cho điện toán đám mây, các trung tâm dữ liệu trong tương lai cần phải đáp ứng được một môi trường điện toán đám mây được vận hành liên thông, cho phép các ứng dụng phần mềm và các nguồn dữ liệu di chuyển tự động hóa.

- Đánh giá của ông về vai trò của điện toán đám mây trong bối cảnh bùng nổ kết nối di động?

- Điện toán đám mây là một xu hướng. Người tiêu dùng không đứng ngoài xu hướng này và đang chuyển dần sang sử dụng nó. Sự phát triển đột biến của Internet di động, nhu cầu ngày càng tăng của việc sử dụng dữ liệu lấy từ “đám mây” ở bất cứ đâu, tại bất cứ thời điểm nào… là những ví dụ dễ nhận thấy nhất của việc tại sao họ chuyển hướng.

Thế giới đang trong giai đoạn bùng nổ kết nối khi có từ hàng triệu đến hàng tỉ thiết bị thuộc nhiều chủng loại được kết nối với nhau. Yêu cầu về sử dụng dữ liệu đang tăng lên một cách lũy tiến. Và đám mây sẽ là trung tâm của các kết nối đó. Người ta hay ví nó như là trung tâm, là nền tảng giải quyết sự liên thông của các kết nối bùng nổ này.
- Việc sử dụng Internet trên toàn cầu đã tăng khoảng 480% từ năm 2000 và hiện có khoảng gần 2,1 tỉ người sử dụng. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương có khoảng 30 triệu người sử dụng Internet trong năm qua, tăng 6% từ 505,7 triệu đến 534 triệu (Nguồn: ComScore).



- Hãng nghiên cứu IDC ước tính thị trường điện toán đám mây của khu vực châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) sẽ phát triển lên khoảng 1,3 tỉ USD và còn tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ khoảng 40% một năm đến 2014. Trong khi đó tại Nhật Bản, thị trường CNTT lớn thứ hai thế giới trong thời điểm hiện tại, điện toán đám mây đang được mong đợi sẽ đạt 29,2 tỉ USD năm 2015.

- Theo thống kê của IDC, mỗi ngày có khoảng 2 tỉ video được xem trên YouTube, đồng nghĩa với việc khoảng 25 petabyte dữ liệu được truyền tải mỗi ngày (mỗi petabyte tương đương khoảng 1 triệu gigabyte). Cũng theo IDC, đến năm 2015, mật độ truyền tải dữ liệu trên mỗi smartphone sẽ là 1.300 MB/tháng, máy tính bảng table là 2.311MB/ tháng, laptop là 6.522 MB/tháng, dung lượng lưu trữ được dự đoán sẽ tăng 670% từ 2009 đến 2014.



Minh Hồng ghi vnexpress.net
Read more ...

Máy chủ IBM và công nghệ đám mây

Giới thiệu về đám mây

Có ba loại đám mây đó là : công khai (public), riêng tư (private), và các đám mây lai (hybrid), trong đó đám mây công khai có lẽ được biết đến nhiều nhất và có tính sẵn sàng bày bán nhất. Vì sao đám mây công khai lại được biết đến nhiều nhất bới vì tính khả truy cập và khả tương. Cuối cùng, kiến trúc Amazon Elastic Compute Cloud (EC2) cung cấp một kiến trúc đám mây công khai mà đặt các thể hiện Amazon Machine Image có thể giao tới người dùng. Để cho phép các người dùng tận dụng EC2, gần đây IBM đã phát hành Amazon Machine Images (AMI) thứ mà đóng gói phần mềm phổ dụng của họ cung cấp cho nền tảng EC2; các AMIs này đều có giấy phép không phí. Thêm vào đó IBM cũng cung cấp các phần mềm IBM có sẵn nhất định chạy bên trong cơ sở hạ tầng EC2.

Đám mây công khai đối với các doanh nghiệp

Để thúc đẩy các dải điện toán đám mây thì các doanh nghiệp cần quan tâm 2 điểm sau:

Các doanh nghiệp tiêu thụ các ứng dụng cung cấp bởi đám mây công khai. Đó có thể là một ứng dụng được thiết kế để xử lý dữ liệu số tiền phải trả cho nhân viên, hoặc có thể là một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng. Bằng cách tận dụng phần mềm được phân phối theo cách này, một công ty có thể trút bỏ gánh nặng của việc cài đặt và bảo trì ứng dụng ở các trung tâm dữ liệu riêng tư. Các công ty cũng có thể nhận lợi ích từ việc tiết kiệm chi phí liên quan đến các phí bản quyền (license), vì hầu hết các nhà cung cấp đám mây thu phí dựa vào việc tiêu thụ sử dụng (dịch vụ của họ).

Các doanh nghiệp tận dụng các giải pháp đặt dựa trên đám mây để phân phối các ứng dụng cho người dùng. Bằng cách làm như vậy, các công ty được giải phòng khỏi việc bảo trì và không cần các hệ thống sản xuất vì nhà cung cấp đám mây sẵn sàng cho việc cung cấp tài nguyên cơ sở hạ tầng thỏa mãn yêu cầu những người dùng về mặt ứng dụng. Mô hình này cũng cung cấp cho việc tăng cường tính thường gặp của các dịch vụ của một công ty, vì các dịch vụ được phân phối theo cách đám mây công khai có thể truy cập ở bất kỳ thời gian nào từ bất kỳ máy nào với một kết nối mạng có sẵn.

Bất chấp bối cảnh, một chủ đề thông dụng là dòng giá trị ngầm tới một doanh nghiệp. Các đám mây công khai rất sạch có thể giúp một doanh nghiệp giảm các chi phí liên quan đến sở hữu phần mềm và các thành phần cơ sở hạ tầng trung tâm. Kém trực tiếp hơn, dùng đám mây công khai có thể phân phối giá trị bằng cách cho phép một công ty phản ứng nhanh để thay đổi nhu cầu về dịch vụ của họ, cho phép các dịch vụ vươn tới các thị trường mới và cho phép các nguồn nhân lực có giá trị tập trung vào phân phối sáng chế nghiệp vụ, hơn là đơn giản phân phối cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà hỗ trợ doanh nghiệp.

Hãng máy chủ IBM và đám mây công khai



IBM là một nhà đóng góp tích cực trong đám mây công khai, cung cấp các giải pháp cho phép một công ty đạt tới các ứng dụng từ đám mây và nhận các ứng dụng người dùng cuối của họ bằng cách tận dụng một đám mây công khai. Từ quan điểm một nhà cung cấp ứng dụng, IBM cung cấp IBM Lotus® Live, IBM Lotus Sametime® Unyte® và các công cụ phát triển phần mềm đặt trên một đám mây công khai. Bộ công cụ này cho phép các người dùng gặp gỡ, thảo luận, hợp tác và sáng tạo tất cả bởi tác dụng đòn bẩy của các dịch vụ được cung cấp bởi đám mây. Ngoài cung cấp các dịch vụ này, tầm nhìn Global Business Service của IBM giúp đỡ các tổ chức triển khai các dịch vụ mà thúc đẩy cung cấp đám mây công khai để mà phân phối các giá trị nhiều người muốn lấy.

Phần còn lại của bài này tập trung vào làm thế nào IBM cho phép bạn nhận các ứng dụng hiệu quả bằng cách tận dụng một cơ sở hạ tầng đám mây công khai. Như đã đề cập ở trước, IBM đóng gói hàng loạt các đề xuất sản phẩm doanh nghiệp của họ dưới dạng Amazon Machine Images, bởi thế cho phép việc dùng phần mềm trên cơ sở hạ tầng Amazon EC2 thông dụng. Các IBM AMI bao gồm:

IBM WebSphere Portal

IBM Lotus Web Content Management Standard Edition

IBM WebSphere sMash

IBM Informix® Dynamic Server Developer Edition 11.5

IBM DB2 Express-C 9.5

Bằng cách đánh dấu phần mềm này sẵn sàng dưới dạng các bản quyền phát triển miễn phí thông qua cơ sở hạ tầng Amazon EC2. IBM cũng có thể đạt tới một cộng đồng phục vụ hơn 400,000 người dùng và thu hút hơn 80% các nhà phát triển tận dụng các dịch vụ phát triển điện toán đám mây

Để biết thêm thông tin về máy chủ IBM đối với điện toán đám mây, hãy truy cập vào đây để biết thêm chi tiết

Theo ibm.com
Read more ...

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Cùng đánh giá máy chủ lưu trữ đám mây WD Cloud cho cá nhân

Thế nào là máy chủ lưu trữ wd cloud ?



WD My Cloud

Máy chủ lưu trữ đám mây WD My Cloud là sự kết hợp giữa ổ cứng mạng nội bộ đã khá phổ biến với các dịch vụ lưu trữ đám mây giúp người dùng quản lý dữ liệu từ bất kỳ đâu.

Trong giai đoạn phát triển của các thiết bị di động và công nghệ kết nối đã có những tiến bộ vượt bậc, dịch vụ lưu trữ đám mây ngày càng trở nên phổ biến như Google Drive, Dropbox, Box, Microsoft OneDrive… Nhiều người dùng phụ thuộc vào các dịch vụ này bởi có thể truy cập từ bất kỳ thiết bị nào, bất kỳ địa điểm nào miễn là có kết nối băng thông rộng. Tuy nhiên, dữ liệu lưu trên các dịch vụ công cộng không thể đảm bảo tính bảo mật và rủi ro trong quá trình lưu trữ là có thể xảy ra. Người dùng vì thế vẫn phải có các bản dự phòng lưu trữ trên máy hoặc ổ cứng di động.



Các kết nối đơn giản của WD My CLoud

Cùng với sự ra mắt của dịch vụ My Cloud, WD đã giúp người dùng giải quyết được bài toán về ưu nhược điểm của các dịch vụ lưu trữ đám mây nói trên. Sản phẩm này vốn là ổ cứng mạng được phát triển từ dòng ổ cứng để bàn My Book truyền thống với các ưu điểm dung lượng lớn, độ bền bỉ cao và kết nối trong mạng nội bộ. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý đặc biệt là các ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng Android/iOS cũng như phần mềm cho PC/MAC giúp người dùng có thể truy xuất dữ liệu của mình ở bất cứ đâu, với điều kiện là các thiết bị phải có khả năng truy cập vào Internet. Bên cạnh đó, các ứng dụng này còn tích hợp việc sử dụng các dịch vụ đám mây công cộng giúp người dùng linh hoạt trong việc lưu trữ và chuyển đổi dữ liệu.

WD Cloud được thiết kế khá đơn giản với cổng Gigabit Lan, USB 3.0, nguồn và lỗ reset ổ cứng, sản phẩm có thiết kế như một ổ cứng để bàn thông thường, sử dụng loại ổ cứng WD Red chuyên dùng cho NAS nhằm nâng cao độ bền và khả năng hoạt động liên tục 24/7. Hệ thống cho hiệu năng hoạt động cao nhờ vi xử lý lõi kép, cổng USB 3.0 mở rộng thêm ổ cứng gắn ngoài với dung lượng lên đến 4TB hoặc kết nối trực tiếp đến các thiết bị dùng cổng USB như máy ảnh, máy quay phim… để sao lưu dữ liệu.

Sở hữu nhiều tính năng mới nhưng việc cài đặt và sử dụng My Cloud rất đơn giản. Người dùng chỉ cần cắm dây mạng LAN và dây nguồn, các thiết bị khác trong hệ thống mạng gia đình lập tức tự nhận mà không cần có thêm tinh chỉnh nào. Trong thử nghiệm, máy tính Windows 8.1, máy tính Mac chạy OS X 10.9 tự nhận ổ cứng mạng trong Explorer và Finder tương tứng. Mẫu smart TV của LG cũng tự nhận ổ WD My Cloud trong phần Input và người dùng có thể chọn các tập tin bao gồm ảnh, nhạc hoặc phim để phát trực tiếp (do hỗ trợ DLNA và iTunes). Thậm chí, với các di động chạy Android chưa cài đặt ứng dụng của WD mà chỉ dùng phần mềm ES File Explorer cũng có thể truy cập ổ cứng sau khi chọn chế độ quét ở tab mạng LAN.



Các thiết bị có kết nối mạng mà WD Cloud không cần cài đặt

Để truy cập vào trang cài đặt của My Cloud, người dùng chỉ cần điền một đường dẫn duy nhất có kèm theo hướng dẫn sử dụng máy thay vì tìm IP của ổ cứng và truy cập thủ công như bình thường. Ngoài ra, để có phần mềm cài đặt trên máy hoàn chỉnh, WD cũng cung cấp đầy đủ với ứng dụng tên MyCloud cho máy Mac và PC hoặc SmartWare dùng để sao lưu cho máy tính PC.

Ngoài việc hỗ trợ UPnP/DLNA, My Cloud còn có khả năng đồng bộ với các dịch vụ đám mây như Dropbox, OneDrive. Ngoài ứng dụng WD My Cloud để quản lý, phần mềm WD Photos cài trên máy tính bảng, smartphone còn hỗ trợ khả năng tự động sao lưu khi người dùng chụp những bức ảnh mới.

Các thiết lập cho phép người dùng tạo chia sẻ cho ổ đĩa và sau đó thiết lập bảo mật và truy cập từ bên ngoài. Trước hết cần đăng ký tài khoản trực tiếp trên trang web của WD là WDMycloud.com với mỗi tài khoản người dùng để đăng ký thiết bị. Với mỗi máy di động hoặc tablet muốn truy cập từ xa sẽ cần thêm một mã số truy cập do hệ thống cung cấp. Mã số này cũng có thể định danh cho phép người dùng chỉ chia sẻ một số thư mục hoặc tập tin nhất định với bạn bè, người thân. Phần mềm khi truy xuất từ xa sẽ được mã hoá theo chuẩn AES 128-bit.



Trang cài đặt trực quan và có thể truy cập thông qua trình duyệt trên máy tính hoặc thiết bị di động.
Thử nghiệm sử dụng trong mạng gia đình với bộ phát Wi-Fi của ToToLink chuẩn 802.11n, với mỗi tập tin dung lượng khoảng 200 MB, tốc độ sao chép là khoảng 14-15 MB mỗi giây với thiết lập mạng 5 GHz và khoảng 8,5 MB khi sử dụng mạng 2,4 GHz. Thử nghiệm sao chép một bộ phim đuôi .mkv dung lượng 1,4 GB, thời gian mất khoảng 54 giây với mạng 5 GHz. Tốc độ trong mạng gia đình như vậy là khá ấn tượng, đủ để người dùng stream nhạc hoặc xem phim độ nét cao trực tiếp từ ổ cứng mà không gặp khó khăn trở ngại nào.

Tuy vậy, tốc độ truy xuất từ xa lại phụ thuộc khá nhiều vào kết nối mạng của gia đình. Tốc độ tải file từ các thiết bị di động khi không kết nối mạng gia đình sẽ phụ thuộc vào tốc độ tải file của gói cước Internet mà người dùng đang sử dụng. Con số này là khá thấp nếu sử dụng ADSL thông thường và nếu có thể, mạng cáp quang sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Thử nghiệm tải file từ các thiết bị di động vào My Cloud từ mạng ngoài, tốc độ được ghi nhận tương đương với dịch vụ Dropbox ở cùng thời điểm. Dù vậy, thử nghiệm này khó đạt được tính chính xác cao như với mạng nội bộ.

Theo maychuao.com.vn
Read more ...

Tìm hiểu Kloxo và cách cài đặt Kloxo trên Cloud VPS

Bạn đang sử dụng công cụ nào để quả trị hosting của mình? Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho mọi người một Panel hữu hiệu cho bạn trong quá trình quản trị Hosting của mình và hơn hết nó hoàn toàn “free” – đó chính là Kloxo.

KLOXO LÀ GÌ?

Kloxo là một trong những Panel (CP) quản trị Hosting miễn phí đầy đủ nhất , hoàn thiện nhất được biết đến từ trước đến nay. Với chính sách miễn phí hoàn toàn (Phiên bản mới nhất hỗ trợ Unlimited domains) Kloxo đang dần trở thành Panel không thể thiếu cho các webmaster sử dụng khi cài đặt VPS, Dedicated server nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn được dùng “hàng chính hãng”

Tiền thân của Kloxo ngày nay (phiên bản mới nhất cho đến thời điểm hiện tại là 6.1.12) được biết đến với cái tên LxAdmin, khởi đầu với chương trình miễn phí giới hạn 40 domains của nhóm phát triển và xây dựng LxAdmin. Sau này, LxAdmin được đổi tên thành Kloxo dưới sự quản lý và phá triển của lxcenter.org, lxlabx.com

Hoạt động trên nền tảng Linux với phiên bản CentOS 5x_32 bit và RHEL 5: Stable (32Bit), Kloxo tương thích khá tốt với ứng dụng share webhosting. Điểm hạn chế lớn nhất là chưa hỗ trợ nền tảng 64bit và các phiên bản Linux khác như Ubuntu hay Fedora… Tuy nhiên, với những gì mà một Panel Control Free hoàn toàn mang lại, Kloxo xứng đáng để được sử dụng rộng rãi, điểm quan trọng nữa là nó luôn được vá lỗi và cập nhật từ nhà sản xuất.


Kloxo Panel có thể thực hiện cài đặt trên Cloud VPS, Dedicated Server, thậm chí là Server tự cài đặt trên đường ADSL với IP động. Kloxopanel.com thực hiện cài đặt Kloxo trên máy chủ Cloud VPS và các máy chủ khác tương tự.

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI CÀI ĐẶT KLOXO TRÊN CLOUD VPS

1. Đọc kỹ thông tin yêu cầu tài nguyên máy chủ khi cài đặt Kloxo

2. Đọc kỹ các ứng dụng mà Kloxo tự động cài đặt trên máy chủ

3. Phần mềm SSH Client để truy cập quyền Root vào CLOUD VPS

4. Tiến hành Disable SELinux: Thông thường, khi bạn mua CLOUD VPS, nhà cung cấp dịch vụ đã disable SELinux cho bạn và mặc định Open tất cả các Port. Trường hợp nhà cung cấp chưa disable SELinux, bạn có thể thực hiện disable bằng cách sau:

Đăng nhập vào CLOUD VPS bằng SSH Client với quyền Root, Mở File /etc/sysconfig/selinux , tìm dòng selinux=, sau đó thay giá trị enable thành disable (selinux=disabled) hoặc có thể gõ lệnh sau để disable SELinux

# su – root

# setenforce 0

Khởi động lại CLOUD VPS

Gõ lệnh /usr/sbin/sestatus để xem tình trạng SELinux đã được disable chưa. Nếu hiển thị thông tin như bên dưới là bạn đã disable thành công.

[root@Demo ~]# /usr/sbin/sestatus
SELinux status: disabled
[root@Demo ~]#

Các khâu chuẩn bị đã xong, giờ bạn có thể bắt tay vào tiến hành cài đặt Kloxo cho VPS. Kloxo sẽ được tự động cài đặt trực tuyến, bạn chỉ cần thao tác lệnh cài đặt và xác nhận một số thông tin, sau khoảng 30-180 phút, bạn có thể sử dụng được Panel Kloxo với đầy đủ tính năng.
TIẾN HÀNH CÀI ĐẶT KLOXO

1. Sau khi cài đặt xong phần mềm SSH Client, tiến hành đăng nhập vào máy chủ ảo bằng quyền Root.





Gõ lệnh:

# su – root

# yum install -y wget

Màn hình chạy tiến trình update như sau.





Update :

CLOUD VPS sẽ tiến hành tự động tìm kiếm và update hệ điều hành. Sau khi update thành công, sẽ có thông báo như sau:

Updated: wget.i386 0:1.11.4-3.el5_8.2
Complete!

Tiếp theo, gõ lệnh download bản cài đặt Kloxo:

# wget http://download.lxcenter.org/download/kloxo/production/kloxo-installer.sh

Tiếp tục gõ lệnh cài đặt:

# sh ./kloxo-installer.sh –type=master





Sẵn sàng cài đặt Kloxo

Nhấn Enter để thực hiện lệnh cài đặt.

Sau khi tự động chạy giải nén, hệ thống yêu cầu bạn xác nhận giấy phép “Kloxo is using AGPL-V3.0 License, do you agree with the terms? [y/N]:”, bạn chọn Y, nhấn Enter.

Tiếp theo, hệ thống hỏi bạn có setup các gói App không (bao gồm các gói cài sẵn Open source như Joomla, WordPress…)

InstallApp: PHP Applications like PHPBB, WordPress, Joomla etc
When you choose Yes, be aware of downloading about 350Mb of data!
Do you want to install the InstallAPP sotfware? [y/N]:

Nếu bạn muốn hệ thống cài đặt sẵn lựa chọn App thì bạn nhấn Y, nếu bạn không muốn hệ thống tải và cài đặt các gói này thì bạn chọn N, nhấn Enter. Theo tôi thì bạn nên chọn N để tiết kiệm dung lượng ổ cứng, sau này cần chạy mã nguồn nào thì ta có thể upload mã nguồn và tiến hành cài đặt độc lập.

Đến đây, hệ thống sẽ tự động tải các gói dữ liệu cần thiết và cài đặt chúng. Thời gian nhanh hay chậm phụ thuộc vào network đi quốc tế của VPS. Sau 1 thời gian bung nén và setup, hệ thống tiếp tục yêu cầu bạn thực hiện nhập mật khẩu Root của VPS như sau:





Nhập password Root để tiếp tục cài đặt

Checking for rpm packages
- For maildrop-toaster package
- For spamdyke package
Enter password:

Bạn tiến hành nhập password Root của CLOUD VPS rồi nhấn Enter. Tới đây, hệ thống tiếp tục setup và hơi mất thời gian một chút, bạn cần kiên nhẫn và tuyệt đối lưu ý không được tắt cửa sổ SSH Clietn đang thực hiện lệnh cài đặt. Sau bước gõ xác nhận mật khẩu này, bạn không phải thực hiện thao tác khai báo nào nữa.

Khi cài đặt thành công, hệ thống thông báo sẵn sàng để bạn login vào quản trị Admin Panel. bạn nên thực hiện reboot server trước khi đăng nhập vào Admin Panel của Kloxo.

Đường dẫn quản trị Kloxo Panel Hosting có dạng: http://dia-chi-ip:7778 hoặc https://dia-chi-ip:7777

Uername và Password mặc định: admin

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng máy chủ ảo hiệu quả. Nếu bạn vẫn chưa có cho mình một máy chủ ảo tốt nhất có thể liên hệ với chúng tôi để sử dụng dịch vụ thuê VPS giá rẻ mà chúng tôi cung cấp.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn maychuao.com.vn
Read more ...

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

công nghệ điện toán đám mây là gì?

Thuật ngữ “ Điện toán đám mây “ có lẽ là từ được nhắc đến khá nhiều trong các sự kiện về CNTT ở Việt Nam cũng như trên thế giới trong thời gian gần đây. Microsoft đã tổ chức hội thảo mang tên “ Hành trình tới công nghệ điện toán đám mây “ vào ngày 02/03/2011 tại Hà Nội với sự có mặt của hơn 300 chuyên gia trong lĩnh vực IT và các chủ doanh nghiệp về CNTT.

Điện toán đám mây ( cloud computing ) được hiểu như sau : Tất cả nguồn điện toán ( phần mềm, dịch vụ, công cụ… ) được đặt tại các máy chủ ảo ( ở trên mây – cloud ) trên môi trường Internet chứ không phải ở trong các máy chủ ở trong các công ty hay trung tâm dữ liệu ( ở trên mặt đất ), nguồn điện toán này mọi người có thể truy cập và chia sẻ, sữ dụng. Với công nghệ này mọi dịch vụ đều có trên Internet, doanh nghiệp không mất chi phí mua và phí duy trì theo năm các dịch vụ phần cứng hay phần mềm của mình nữa . Doanh nghiệp chỉ việc tập trung vào đầu tư sản xuất, việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển công nghệ đã có bộ phận chuyên dụng khác đảm nhiệm. Chúng ta có thể sử dụng mọi tài nguyên tồn tại trên “ đám mây “ vào mọi lúc mọi nơi thông qua đường truyền Internet.


Thực ra thì khái niệm “Điện toán đám mây – cloud computing” là khái niệm không hoàn toàn mới vì hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp ứng dụng nó cách đây 3-5 năm rồi. Những doanh nghiệp này không dùng máy chủ riêng, máy tính của họ chỉ cài một số phần mềm đơn giản, các hoạt động nghiệp vụ quan trọng đều dựa vào “đám mây “ . Ví dụ : Họ dùng trang Salesforce.com để đăng ký hosting cho website công ty, thuê công cụ quản lý doanh thu; thông qua tổ chức Survey Money họ lấy số liệu khảo sát thị trường để đưa ra kế sách kinh doanh phù hợp…Các bộ máy tìm kiếm như Google, Bing… là nơi doanh nghiệp tìm kiếm thông tin, thống kê, trao đổi và sao lưu dữ liệu của mình.

Dù được thế giới dự đoán sẽ là “cơn sóng thần công nghệ ” song khái niệm “điện toán đám mây vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam.”

IBM là doanh nghiệp tiên phong khai trương trung tâm điện toán đám mây tại Việt Nam vào tháng 9/2008 với khách hàng đầu tiên là là Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Việt Nam (VNTT). Sau đó, Microsoft là một trong những “đại gia” tiếp bước điện toán đám mây ở thị trường Việt Nam, nhưng hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển thử nghiệm.



Theo Ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc công ty IBM Việt Nam: “Điện toán đám mây không còn là xu hướng mà là thực tế đang diễn ra. Có thể nói Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở ASEAN đưa vào sử dụng điện toán đám mây. Từ năm 2008 đến nay, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến các dịch vụ điện toán đám mây của IBM”.

Tiếp đến, điện toán đám mây ở Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu khả quan khi khi FPT – nhà công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã khẳng định vị thế tiên phong của mình trong công nghệ bằng lễ ký kết với Microsoft châu Á-Trend Micro để hợp tác phát triển “đám mây” ở châu Á. Nhận định về hợp tác này, đại diện Trend Micro cho rằng, điện toán đám mây sẽ đem lại cơ hội cho Việt Nam bởi công nghệ hoàn toàn mới sẽ giúp giới trẻ Việt Nam vốn rất năng động sẽ có thêm điều kiện sáng tạo và phát huy tài năng của mình. Đồng thời, với tiềm năng về nhân lực, cơ sở hạ tầng và nhất là “tính sẵn sàng” của FPT hai bên sẽ không chỉ dừng lại ở cung cấp dịch vụ về điện toán đám mây ở Việt Nam mà sẽ vươn ra toàn cầu.

Sau cuộc ký kết đó một tuần, FPT tiếp tục hợp tác cùng “đại gia” Microsoft vào tháng 05/2010. Tâm điểm của hợp tác này là một thỏa thuận nhằm phát triển nền tảng điện toán đám mây dựa trên công nghệ của Microsoft. Hai bên đều cùng hướng đến việc phát triển nền tảng cho các dịch vụ đám mây bao gồm truyền thông, hợp tác, lưu trữ dữ liệu và các dịch vụ hạ tầng, nhằm phục vụ nhu cầu của đông đảo khách hàng.

Gần đây nhất, “Journey to the cloud” (Hành trình tới công nghệ điện toán đám mây) với châm ngôn “New ways to do new things” là chủ đề hội thảo do Microsoft tổ chức hôm 02/03/2001 vừa qua tại Hà Nội, đã thu hút sự tham dự của hơn 300 chuyên gia IT và các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ những vấn đề về điện toán đám mây hiện đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp trong nước, những người đang kiếm tìm giải pháp nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.

Tuy vậy, tiếp theo sau hội thảo ngày 02/03, “Vietnam Cloud computing Day 2011” (Ngày Điện toán đám mây Việt Nam 2011) diễn ra ngày 9/3 tại Hà Nội cũng đưa ra nhận định: mặc dù điện toán đám mây hiện đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển trên thế giới bởi lợi ích đáng kể mà nó đem lại, nhưng ở Việt Nam các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mặn mà với công nghệ này. Tuy nhiên theo các chuyên gia nhận định, đây chính là giải pháp tối ưu để các doanh nghiệp nước ta giảm thiểu chi phí cũng như tăng hiệu suất làm việc ở mức tối đa.

Về thực trạng ứng dụng điện toán đám mây ở các doanh nghiệp Việt Nam, có thể rút ra kết luận như sau: Hiện nay đã có một vài doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đưa điện toán đám mây vào ứng dụng và hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên số lượng là khá ít. Phần lớn vẫn chỉ dừng ở mức quan tâm và tìm hiểu.

Phát triển điện toán đám mây tại Việt Nam – còn nhiều thách thức
Không nằm ngoài xu thế chung của ngành công nghệ thông tin thế giới, Việt Nam đang dần tiếp cận dịch vụ đám mây thông qua các dự án của một số doanh nghiệp nước ngoài như Microsoft, Intel … Công nghệ này được coi là giải pháp cho những vấn đề mà nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng lực công nghệ thông tin, chi phí đầu tư hạn chế… Hầu hết các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin đều khá kỳ vọng khi nhận định về công nghệ này.
Công nghệ điện toán đám mây liệu có phát triển ở Việt Nam?Điện toán đám mây liệu có phát triển tại Việt Nam?

Ông Dương Dũng Triều, Giám Đốc điều hành FIS chia sẻ: “Chúng tôi nhận ra nhiều lợi ích khi đồng hợp tác xây dựng trung tâm dữ liệu sử dụng công nghệ điện toán đám mây của Microsoft. Hai bên chia sẻ tầm nhìn về tương lai của ngành tin học -nơi mà các dịch vụ điện toán đám mây sẽ trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vào năm 2015- và chúng tôi có mục tiêu trở thành những người dẫn đầu trong lĩnh vực mới mẻ này.”

Theo ông Nguyễn Huy Cương, CEO của Tinh Vân Consulting, hiện nay nhiều công ty đang hoang phí tài nguyên như không khai thác hết công suất của hệ thống máy chủ, đầu tư quá nhiều về mặt con người. Trong khi đó, về lý thuyết, cloud computing sẽ cho phép doanh nghiệp không cần tập trung quá nhiều cho cơ sở hạ tầng hoặc nâng cấp ứng dụng, không đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và có thể dễ dàng thay đổi quy mô khi cần.

Ông Hoàng Lê Minh, Viện trưởng Viện công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam (NISCI), khẳng định điện toán đám mây là mục tiêu mà thế giới cũng như ngành công nghệ thông tin trong nước hướng tới và đây chính là nhân tố thúc đẩy các quá trình chuyển đổi kinh doanh.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Intel nhận định thì điện toán đám mây chắc chắn không phải dành cho tất cả mọi người và cho mọi nhu cầu. Mặc dù lợi ích của điện toán đám mây là không thể phủ nhận, nhưng các doanh nghiệp cần cân nhắc đến các yếu tố khác nhau khi tính đến chuyện ứng dụng điện toán đám mây, cụ thể như: rào cản kỹ thuật, an toàn thông tin, nguồn vốn để hiện đại quy trình kinh doanh bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, giảm chi tiêu cho phần cứng, phần mềm, an toàn bằng thuê ngoài phần mềm cơ sở hạ tầng, tính linh hoạt và khả năng mở rộng của nguồn lực công nghệ thông tin trước khi quyết định ứng dụng điện toán đám mây vào sản xuất kinh doanh. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.

Bên lề hội nghị “Ngày Điện toán đám mây Việt Nam 2011”, ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc công nghệ của công ty Cisco, chia sẻ còn nhiều khó khăn trong việc triển khai điện toán đám mây tại Việt Nam. Theo ông, vấn đề chính sách, đường truyền băng thông và nhận thức của doanh nghiệp là những thách thức lớn nhất với công nghệ mới này.

Đồng thời, một số doanh nghiệp cho biết họ đã và đang sử dụng các dịch vụ đám mây miễn phí như Google Apps, nhưng vẫn cần thời gian để tìm hiểu nhiều hơn những lợi ích cũng như rủi ro về tính an toàn dữ liệu. Ông Nguyễn Thiện Tâm, Giám đốc khách hàng của Công ty Sutrix Media Việt Nam, cho biết nếu sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây thì đòi hỏi mỗi nhân viên phải có kỹ năng nhất định về công nghệ thông tin. Hiện công ty có sử dụng Google Docs, nhưng chỉ dừng ở mức độ trao đổi, chia sẻ tài liệu.


Không chỉ có vậy, Ông Lê Đức Quyết, Phó giám đốc Công ty cổ phần Thế giới vận tải, cho biết ông vẫn còn e ngại khi đưa những thông tin liên quan đến tài chính của công ty lên dịch vụ điện toán đám mây vì không biết được dữ liệu của mình ở đâu đó trên mạng. Ông Quyết cũng nói mô hình ứng dụng điện toán đám mây phụ thuộc nhiều vào Internet mà chưa chắc lúc nào cũng có thể truy cập vào Internet.

Tóm lại, như lời của ông Hoàng Lê Minh – Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam – để kết thúc bài viết này: “ Bản chất của điện toán đám mây là sự hội tụ các thành tựu về nghiên cứu phát triển các công nghệ mới; các quan điểm về ứng dụng CNTT hiện nay ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Điện toán đám mây cũng là một trong những khái niệm mơ hồ nhất từ trước đến nay chúng ta gặp phải. Nó cũng giống như cái gì ở trên cao, ở trong mây, chúng ta không thể nhận biết được. Nhưng đó cũng chính là mục tiêu mà hiện nay ngành CNTT truyền thông đang hướng tới”.

Có thể nói điện toán đám mây đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thông minh và tiết kiệm chi phí hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để sử dụng những tiện ích này. Vấn đề là bản lĩnh của doanh nghiệp có dám ứng dụng công nghệ mới vào quản lý điều hành sản xuất kinh doanh hay không mà thôi. Vì vậy, dù công ty ở quy mô lớn hay nhỏ, bạn cũng nên thử dùng dịch vụ này, nếu không có thể bạn đã bỏ lỡ một cơ hội kinh doanh trong tương lai.

( Theo : thongtincongnghe ) - maychuao.com.vn
Read more ...

Hiểu đúng về điện toán đám mây

Điện toán đám mây (cloud computing) không phải là một công nghệ mà là một mô hình cung cấp và tiếp thị dịch vụ CNTT đáp ứng các đặc trưng nào đó.

Xem thêm: Các mô hình triển khai Cloud Computing



Mây là toàn bộ dịch vụ máy tính, không phải sản phẩm, trong đó:* Cơ sở hạ tầng được chia sẻ. Nhiều khách hàng chia sẻ một nền tảng công nghệ chung và thậm chí là một ứng dụng đơn lẻ.

* Các dịch vụ này được truy xuất theo yêu cầu tại các đơn vị khác nhau tùy theo dịch vụ. Các đơn vị có thể là người sử dụng, dung lượng, giao dịch hoặc bất kỳ sự kết hợp nào từ chúng.

* Các dịch vụ được mở rộng. Từ quan điểm người dùng, các dịch vụ thì linh hoạt; không có giới hạn cho sự phát triển.

* Mô hình giá cả là do tiêu thụ. Thay vì thanh toán các chi phí cố định của một dịch vụ có quy mô để sử dụng tối đa, bạn trả một cái giá tham chiếu trên một đơn vị tiêu dùng (người sử dụng, các giao dịch, dung lượng…) được đo trong những khoảng thời gian có thể khác nhau, theo giờ hoặc tháng chẳng hạn.

* Dịch vụ có thể được truy xuất từ bất cứ nơi nào trên thế giới bởi nhiều thiết bị. Mô hình đám mây dẫn đến 2 loại cơ bản khác nhau của các đám mây: riêng (private) và công cộng (public). Những đám mây công cộng cung cấp các dịch vụ CNTT cho mọi khách hàng trên Internet. Đám mây riêng cung cấp dịch vụ CNTT cho một nhóm được xác định trước của khách hàng, có quyền truy xuất thông qua Internet hoặc mạng riêng. Bạn có thể cũng đã nghe về các đám mây trong và ngoài. Lúc trước là một nhóm nhỏ của những đám mây riêng, và cung cấp dịch vụ trong cùng một công ty hay nhóm các công ty. Về sau có thể là công cộng hay riêng và cung cấp các dịch vụ cho các công ty khác.

Hiểu để ứng dụng

Dịch vụ CNTT được cung cấp qua đám mây được nhóm lại thành 3 dạng: Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (Infrastructure as a Service – IaaS); Nền tảng như một dịch vụ (Platform as a Service – PaaS); và Phần mềm như một dịch vụ (Sotware as a Service – SaaS).

IaaS cung cấp môi trường xử lý (các máy chủ, lưu trữ, cân bằng tải, tường lửa). Những dịch vụ này có thể được thực hiện thông qua các công nghệ khác nhau, ảo hóa là một trong những công nghệ phổ biến nhất, ngoài ra có thể là công nghệ tính toán lưới (grid computing) hoặc chuỗi (cluster)…

PaaS cung cấp môi trường để phát triển và chạy các ứng dụng. Chứng thực, uỷ quyền, quản lý phiên và siêu dữ liệu cũng là một phần của dịch vụ này.

SaaS là mô hình đám mây tiên tiến và phức tạp nhất. Các dịch vụ phần mềm cung cấp các chức năng mà giải quyết cho người dùng các vấn đề, cho dù đó là người dùng đơn lẻ hay một nhân viên của một công ty. Một số ví dụ về các giải pháp hiện đang được cung cấp theo mô hình SaaS bao gồm: doanh nghiệp thông minh (business intelligence – BI), hội nghị Web (Web conference), e-mail, bộ ứng dụng văn phòng…

Những lợi ích của mô hình này là rõ ràng và rất hấp dẫn: truy xuất vào một dịch vụ dễ dàng, loại bỏ các khoản đầu tư, hoãn một số chi phí và loại bỏ những thứ khác, tăng tính linh hoạt của CNTT, tăng khả năng di động cho người dùng và cải thiện tính sẵn sàng của dịch vụ.

Tuy nhiên, vì tính mới lạ của mô hình, có một số khía cạnh chưa được giải quyết, và như trong tất cả các môi trường làm việc, có những rủi ro mà phải được tính đến khi đánh giá thế nào, khi nào và vì cái gì để áp dụng công cụ mới này vào lĩnh vực CNTT của các công ty.

Hiện việc triển khai mô hình điện toán đám mây chưa cung cấp các hợp đồng đầy đủ về mức độ dịch vụ hoặc các công cụ kiểm soát của chúng. Chúng không cung cấp quá trình kiểm định an toàn hoặc quy định cho việc lưu trữ và sao lưu dữ liệu khách hàng được quản lý và lưu trữ trong mây. Chúng cũng không cung cấp giao diện tích hợp một cách rõ ràng và ổn định theo thời gian, giữa các dịch vụ lấy từ mây và dịch vụ của riêng công ty.

Giống như bất kỳ công cụ nào, điện toán mây không phải là hoàn hảo, cũng không phải là áp dụng trong tất cả các thiết lập và nó không thể được thực hiện chỉ qua một đêm. Nó đòi hỏi một quá trình đánh giá các lợi ích và rủi ro, một kế hoạch với từng giai đoạn thực hiện, và xác định một quá trình cải tiến liên tục cho giai đoạn sản xuất.

Căn cứ vào những ưu khuyết điểm đã được đề cập, các dịch vụ đám mây là một chọn lựa đúng đắn, trong thời kỳ đầu tiên, cho các doanh nghiệp để triển khai các đám mây riêng bằng cách sử dụng IaaS, để thử nghiệm các môi trường hoặc phát triển ứng dụng với dịch vụ PaaS và cho các ứng dụng khép kín, chẳng hạn như hội nghị Web trong dịch vụ SaaS.

Trong khi mô hình điện toán mây đưa ra các lựa chọn mới cho người sử dụng, nó cũng đòi hỏi thay đổi đáng kể từ các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ CNTT.

Các công ty cung cấp phần cứng, phần mềm và dịch vụ sẽ phải đối mặt với 2 thách thức đồng thời. Đầu tiên là phát triển hoặc thích ứng với sản phẩm, quy trình và các công cụ của họ để tiếp thị và cung cấp mô hình mới này. Thứ hai, và có lẽ là khó nhất, là thay đổi cơ cấu bán hàng và hỗ trợ của họ, và trong một số trường hợp, các thị trường mục tiêu của họ là tốt, nhằm đáp ứng sự năng động của môi trường mới.

Đối với các công ty kinh doanh phần cứng và phần mềm thồn thường, sự thay đổi chính sẽ là ở cấp độ của thị trường mục tiêu của chúng: trong mô hình điện toán mây người tiêu dùng công nghệ không còn là các công ty tài chính, công nghiệp hay tổ chức nhà nước (mà đã trở thành người sử dụng), mà là các công ty cung cấp dịch vụ CNTT.

Đối với các công ty bán ứng dụng, tác động sẽ diễn ra trong cơ cấu bán hàng và hỗ trợ, vì họ cần phải thay đổi từ việc bán giấy phép sang bán và hỗ trợ dịch vụ.

Cuối cùng, các công ty cung cấp dịch vụ CNTT sẽ phải tích hợp truyền thông với các dịch vụ của họ 100%, điều chỉnh danh mục đầu tư của họ đối với các dịch vụ đám mây, trong đó họ quyết định tham gia (IaaS, PaaS hay SaaS), điều chỉnh doanh số bán hàng, phân phối và quy trình thanh toán của họ cho mô hình theo yêu cầu, và phát triển các cơ chế tích hợp cần thiết giữa phạm vi CNTT của khách hàng và các đám mây để phát triển mô hình một cách hợp lý.

Do quy mô và độ phức tạp của những thay đổi rồi sẽ diễn ra, nếu có một vài khởi đầu sai sót thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Điều quan trọng là phải lập ra được kế hoạch, hiểu biết ở mỗi bước để đối mặt với những thách thức và phải đánh giá được các rủi ro, và hãy bắt đầu phương thức mới, đừng trì hoãn, nhằm mục đích đem đến hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi nhuận nhiều hơn.

Theo PC World VN
Read more ...
DỊCH VỤ THUÊ VPS CHẤT LƯỢNG GIÁ RẺ ĐẢM BẢO GIÁ TỐT - UY TÍN NHẤT