TIN TỨC MỚI

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Cùng đánh giá máy chủ lưu trữ đám mây WD Cloud cho cá nhân

Thế nào là máy chủ lưu trữ wd cloud ?



WD My Cloud

Máy chủ lưu trữ đám mây WD My Cloud là sự kết hợp giữa ổ cứng mạng nội bộ đã khá phổ biến với các dịch vụ lưu trữ đám mây giúp người dùng quản lý dữ liệu từ bất kỳ đâu.

Trong giai đoạn phát triển của các thiết bị di động và công nghệ kết nối đã có những tiến bộ vượt bậc, dịch vụ lưu trữ đám mây ngày càng trở nên phổ biến như Google Drive, Dropbox, Box, Microsoft OneDrive… Nhiều người dùng phụ thuộc vào các dịch vụ này bởi có thể truy cập từ bất kỳ thiết bị nào, bất kỳ địa điểm nào miễn là có kết nối băng thông rộng. Tuy nhiên, dữ liệu lưu trên các dịch vụ công cộng không thể đảm bảo tính bảo mật và rủi ro trong quá trình lưu trữ là có thể xảy ra. Người dùng vì thế vẫn phải có các bản dự phòng lưu trữ trên máy hoặc ổ cứng di động.



Các kết nối đơn giản của WD My CLoud

Cùng với sự ra mắt của dịch vụ My Cloud, WD đã giúp người dùng giải quyết được bài toán về ưu nhược điểm của các dịch vụ lưu trữ đám mây nói trên. Sản phẩm này vốn là ổ cứng mạng được phát triển từ dòng ổ cứng để bàn My Book truyền thống với các ưu điểm dung lượng lớn, độ bền bỉ cao và kết nối trong mạng nội bộ. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý đặc biệt là các ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng Android/iOS cũng như phần mềm cho PC/MAC giúp người dùng có thể truy xuất dữ liệu của mình ở bất cứ đâu, với điều kiện là các thiết bị phải có khả năng truy cập vào Internet. Bên cạnh đó, các ứng dụng này còn tích hợp việc sử dụng các dịch vụ đám mây công cộng giúp người dùng linh hoạt trong việc lưu trữ và chuyển đổi dữ liệu.

WD Cloud được thiết kế khá đơn giản với cổng Gigabit Lan, USB 3.0, nguồn và lỗ reset ổ cứng, sản phẩm có thiết kế như một ổ cứng để bàn thông thường, sử dụng loại ổ cứng WD Red chuyên dùng cho NAS nhằm nâng cao độ bền và khả năng hoạt động liên tục 24/7. Hệ thống cho hiệu năng hoạt động cao nhờ vi xử lý lõi kép, cổng USB 3.0 mở rộng thêm ổ cứng gắn ngoài với dung lượng lên đến 4TB hoặc kết nối trực tiếp đến các thiết bị dùng cổng USB như máy ảnh, máy quay phim… để sao lưu dữ liệu.

Sở hữu nhiều tính năng mới nhưng việc cài đặt và sử dụng My Cloud rất đơn giản. Người dùng chỉ cần cắm dây mạng LAN và dây nguồn, các thiết bị khác trong hệ thống mạng gia đình lập tức tự nhận mà không cần có thêm tinh chỉnh nào. Trong thử nghiệm, máy tính Windows 8.1, máy tính Mac chạy OS X 10.9 tự nhận ổ cứng mạng trong Explorer và Finder tương tứng. Mẫu smart TV của LG cũng tự nhận ổ WD My Cloud trong phần Input và người dùng có thể chọn các tập tin bao gồm ảnh, nhạc hoặc phim để phát trực tiếp (do hỗ trợ DLNA và iTunes). Thậm chí, với các di động chạy Android chưa cài đặt ứng dụng của WD mà chỉ dùng phần mềm ES File Explorer cũng có thể truy cập ổ cứng sau khi chọn chế độ quét ở tab mạng LAN.



Các thiết bị có kết nối mạng mà WD Cloud không cần cài đặt

Để truy cập vào trang cài đặt của My Cloud, người dùng chỉ cần điền một đường dẫn duy nhất có kèm theo hướng dẫn sử dụng máy thay vì tìm IP của ổ cứng và truy cập thủ công như bình thường. Ngoài ra, để có phần mềm cài đặt trên máy hoàn chỉnh, WD cũng cung cấp đầy đủ với ứng dụng tên MyCloud cho máy Mac và PC hoặc SmartWare dùng để sao lưu cho máy tính PC.

Ngoài việc hỗ trợ UPnP/DLNA, My Cloud còn có khả năng đồng bộ với các dịch vụ đám mây như Dropbox, OneDrive. Ngoài ứng dụng WD My Cloud để quản lý, phần mềm WD Photos cài trên máy tính bảng, smartphone còn hỗ trợ khả năng tự động sao lưu khi người dùng chụp những bức ảnh mới.

Các thiết lập cho phép người dùng tạo chia sẻ cho ổ đĩa và sau đó thiết lập bảo mật và truy cập từ bên ngoài. Trước hết cần đăng ký tài khoản trực tiếp trên trang web của WD là WDMycloud.com với mỗi tài khoản người dùng để đăng ký thiết bị. Với mỗi máy di động hoặc tablet muốn truy cập từ xa sẽ cần thêm một mã số truy cập do hệ thống cung cấp. Mã số này cũng có thể định danh cho phép người dùng chỉ chia sẻ một số thư mục hoặc tập tin nhất định với bạn bè, người thân. Phần mềm khi truy xuất từ xa sẽ được mã hoá theo chuẩn AES 128-bit.



Trang cài đặt trực quan và có thể truy cập thông qua trình duyệt trên máy tính hoặc thiết bị di động.
Thử nghiệm sử dụng trong mạng gia đình với bộ phát Wi-Fi của ToToLink chuẩn 802.11n, với mỗi tập tin dung lượng khoảng 200 MB, tốc độ sao chép là khoảng 14-15 MB mỗi giây với thiết lập mạng 5 GHz và khoảng 8,5 MB khi sử dụng mạng 2,4 GHz. Thử nghiệm sao chép một bộ phim đuôi .mkv dung lượng 1,4 GB, thời gian mất khoảng 54 giây với mạng 5 GHz. Tốc độ trong mạng gia đình như vậy là khá ấn tượng, đủ để người dùng stream nhạc hoặc xem phim độ nét cao trực tiếp từ ổ cứng mà không gặp khó khăn trở ngại nào.

Tuy vậy, tốc độ truy xuất từ xa lại phụ thuộc khá nhiều vào kết nối mạng của gia đình. Tốc độ tải file từ các thiết bị di động khi không kết nối mạng gia đình sẽ phụ thuộc vào tốc độ tải file của gói cước Internet mà người dùng đang sử dụng. Con số này là khá thấp nếu sử dụng ADSL thông thường và nếu có thể, mạng cáp quang sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Thử nghiệm tải file từ các thiết bị di động vào My Cloud từ mạng ngoài, tốc độ được ghi nhận tương đương với dịch vụ Dropbox ở cùng thời điểm. Dù vậy, thử nghiệm này khó đạt được tính chính xác cao như với mạng nội bộ.

Theo maychuao.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ THUÊ VPS CHẤT LƯỢNG GIÁ RẺ ĐẢM BẢO GIÁ TỐT - UY TÍN NHẤT